Cơ hội chinh phục thị trường Nhật Bản của nông sản Việt

Củ cải muối, hạt tam giác mạch… của Hà Giang đã chính thức lên đường để xuất khẩu sang Nhật Bản, mở ra cơ hội cho các sản phẩm khác cùng chinh phục thị trường.
Xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Nhật Bản: Lách qua khe cửa hẹp Tôm Việt nhắm tới thị trường Nhật Bản khi lạm phát tại Mỹ, EU tăng cao Cơ hội cho hàng hóa Việt ra thế giới từ thị trường Nhật Bản

Chinh phục thị trường bằng chất lượng

Những ngày đầu năm 2023, bà con huyện miền núi Xín Mần đón tin vui khi cuối tuần qua, tại xã Nàn Ma, UBND huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) phối hợp với Công ty TNHH VietNam Misaki (Nhật Bản) tổ chức xuất khẩu 18 tấn củ cải muối sang thị trường Nhật Bản. Đây là “quả ngọt” từ việc liên kết chuỗi giá trị giữa Hà Giang với Công ty TNHH Việt Nam Misaki (Nhật Bản).

Cơ hội chinh phục thị trường Nhật Bản của nông sản Việt
Củ cải muối xuất khẩu sang Nhật Bản

Mặc dù giá trị lô hàng đầu tiên không phải là quá lớn nhưng lại có nhiều ý nghĩa, bởi Nhật Bản vốn là một trong những thị trường khó tính hàng đầu thế giới.

Dù củ cải không phải là sản phẩm lạ lẫm gì trong danh mục nông sản đa dạng của Việt Nam, song để có những lô hàng củ cải muối xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp đã liên kết chặt chẽ với bà con nông dân các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã phải chuẩn bị sẵn sàng và trải qua rất nhiều khâu khảo sát, kiểm tra, đáp ứng yêu cầu về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, Công ty TNHH Việt Nam Misaki đã cung ứng giống, vật tư phân bón cho bà con nông dân. Sau đó, sản phẩm được bán lại cho công ty theo đúng cam kết. Chương trình bao gồm các sản phẩm như: Củ cải, gừng trâu, các mô hình liên kết củ kiệu, tre Bát Độ. Phía doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã hoàn thiện xưởng sơ chế và chế biến sâu củ cải quy mô 1.000 tấn/năm.

Theo báo cáo của huyện Xín Mần, riêng trong năm 2022, có 12 hộ dân tại xã Xín Mần tham gia trên tổng diện tích trồng củ cải 8 ha, 2 vụ đã cho thu về 457 tấn củ cải. Đối tác Nhật Bản bao tiêu toàn bộ sản phẩm, giá trị đạt 73 triệu đồng/ha, cao gấp 4 lần trồng ngô địa phương.

Chương trình liên kết đưa các loại cây trồng có giá trị cao vào sản xuất đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động. Xoá đói giảm nghèo tại địa bàn huyện biên giới khó khăn này.

Sự kiện này là cơ hội để tổ chức phát triển sản phẩm nông sản tại Hà Giang theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Theo kế hoạch, lô hàng củ cải đầu tiên sẽ xuất bến cảng Việt Nam và cập cảng Nhật Bản trong cuối tháng 1.

Tin vui đầu năm này đã mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam tận dụng cơ hội tốt hơn nhằm tiến sâu vào thị trường Nhật Bản. Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, thị trường này đang có xu hướng tìm nguồn cung cấp thay thế rất nhiều sản phẩm mà trước đến nay họ chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Khu vực mà các nhập khẩu Nhật Bản hướng đến là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 2,07 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước đó. Tính chung trong năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được thị trường Nhật Bản ưa chuộng như hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; nông sản…

Đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhất là liên quan tới mặt hàng nông sản, thực phẩm, theo các chuyên gia từ Nhật Bản, hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.

Các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đang tìm kiếm các nguồn cung về nông sản, trái cây, thực phẩm chế biến, các sản phẩm từ bún gạo, thủy sản, các sản phẩm như đồ thủ công mỹ nghệ, đồ dùng đựng thực phẩm và các sản phẩm bán trong cửa hàng tạp hóa…

Nhóm sản phẩm mà Nhật Bản có nhu cầu khá đa dạng, có thể kể đến một số các sản phẩm Việt Nam đang có rất tiềm năng như thực phẩm chế biến, nông sản, trái cây, các sản phẩm từ bún gạo, thủy sản. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đang tìm kiếm các nguồn cung về các sản phẩm như đồ thủ công mỹ nghệ, đồ dùng đựng thực phẩm và các sản phẩm bán trong cửa hàng tạp hóa.

Giải pháp nào để hàng Việt hiện diện rõ hơn tại Nhật Bản?

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chỉ rõ, hiện có khá nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên chỉ mới chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Nhật mà chưa mở rộng được đến các kênh phân phối lớn như hệ thống siêu thị để tiếp cận người Nhật bản địa. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chỉ hướng tới nhóm khách hàng là người Việt tại Nhật Bản thì rất nhanh chóng đạt đến độ bão hòa và khó nâng cao giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xuất phát từ tập quán thương mại, hầu hết nhà nhập khẩu Nhật Bản chỉ ưu tiên nhập sản phẩm và phân phối dưới tên thương hiệu Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không quảng bá được thương hiệu riêng và gia tăng giá trị trên sản phẩm.

Ngoài ra, Nhật Bản có những yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng cũng như quy chuẩn kỹ thuật mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được.

Chưa kể, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn mà phía bạn đặt ra, nhất là về trang thiết bị sản xuất, nguồn nguyên liệu. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp còn sử dụng nguồn nguyên liệu từ nước khác, trong khi phía Nhật Bản mong muốn sản phẩm sử dụng chính nguyên liệu từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa vào Nhật cũng cần lưu ý, hàng hóa nhập khẩu đã cập cảng tại Nhật Bản, sau khi được kiểm dịch động, thực vật, báo cáo nhập khẩu thực phẩm và quá trình thẩm định cho thấy không có vấn đề gì mới được chuyển qua thủ tục nhập khẩu. Khi thông quan, thực phẩm hay đồ đựng thực phẩm, bao bì phải được làm thủ tục báo cáo theo Luật Vệ sinh thực phẩm… Riêng với sản phẩm dệt may, phải thông báo cho nhà nhập khẩu về nguyên vật liệu và cách thức dệt may để thời gian thông quan được nhanh chóng.

Ông Kazaoka Takao, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách khối thu mua của AEON Việt Nam khẳng định: Trong những năm qua, AEON luôn nỗ lực triển khai nhằm quảng bá hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bằng các hoạt động kết nối cung cầu, xuất khẩu hàng hóa và xúc tiến thương mại của Tập đoàn AEON Nhật Bản cũng như các công ty thành viên tại Việt Nam.

“Thị hiếu khách hàng có nhiều thay đổi sau đại dịch Covid-19, điển hình như việc tìm kiếm các sản phẩm phục vụ xu hướng sống khỏe. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý”, ông Kazaoka Takao cho biết.

Ông Fukui Tomoaki, Giám đốc Bộ phận thương mại, Trung tâm thương mại AEON Hà Đông giải thích thêm, thị trường Nhật Bản có những tiêu chuẩn riêng và AEON cũng vậy. Để sản phẩm có thể góp mặt trên các kệ hàng của chuỗi siêu thị AEON, doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định ở tất cả giai đoạn, từ nuôi trồng, sản xuất, phân phối, bán hàng và giao hàng.

Các quy định này được phân cấp từ những quy định bắt buộc của pháp luật cho đến tiêu chuẩn quốc tế và chuyên ngành. “Nếu Việt Nam có một quy trình sản xuất, kỹ thuật bảo quản, chế biến nông sản bằng phương pháp đông lạnh tốt thì có thể xuất khẩu được nông, thủy sản số lượng lớn và quanh năm sang Nhật Bản”, ông Fukui Tomoaki gợi ý.

Bảo Ngọc

Tin mới nhất

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Lần đầu tiên 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã được đưa xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Hội chợ thương mại, không gian mở cho sản vật địa phương

Gia Lai: Hội chợ thương mại, không gian mở cho sản vật địa phương

Hội chợ thương mại nằm trong sự kiện Tuần VHDL tỉnh Gia Lai năm 2022 là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Đắk Lắk: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột

Trên 40 sản phẩm OCOP cùng hơn 100 mặt hàng thực phẩm khác được bày bán tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiêu thụ Hồ tiêu thông qua mở rộng các chuỗi liên kết

Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiêu thụ Hồ tiêu thông qua mở rộng các chuỗi liên kết

Tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam vừa ký kết Biên bản hợp tác “Xây dựng chuỗi cung ứng Hồ tiêu và các cây gia vị gồm sản xuất, chế biến sâu và tiêu thụ"
Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Chương trình OCOP đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước và góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Lâm Đồng: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại TP Đà Lạt

Lâm Đồng: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại TP Đà Lạt

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh tại TP Đà Lạt, bước đầu có 26 sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sao.
Gia Lai: 40 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên chợ biên giới Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Gia Lai: 40 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên chợ biên giới Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Phiên chợ biên giới cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thúc đẩy phát triển thương mại biên giới tỉnh Gia Lai, kết nối giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.
Tỉnh Sơn La Tôn vinh 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Tỉnh Sơn La Tôn vinh 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Chiều ngày 15/11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Sơn La, UBND tỉnh đã tổ chức lễ tôn vinh 19 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2022.
Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi

Huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ triển lãm, thương mại điện tử.
Đắk Nông ra mắt hợp tác xã du lịch nông nghiệp đầu tiên

Đắk Nông ra mắt hợp tác xã du lịch nông nghiệp đầu tiên

Hợp tác xã Du lịch Nông nghiệp Cao nguyên M’Nông là hợp tác xã du lịch nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Đắk Nông, là điểm nhấn trong hoạt động du lịch địa phương.
Đắk Lắk: Xuất khẩu mắc ca chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản

Đắk Lắk: Xuất khẩu mắc ca chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản

Chiều 9/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra Lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản.
Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La

Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nổi bật.
Ngành Công Thương Hà Tĩnh nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Ngành Công Thương Hà Tĩnh nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Đó là chia sẻ của ông Hoàng Văn Quảng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh với truyền thông về những hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Hà Tĩnh: Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm chủ lực vào hệ thống phân phối

Hà Tĩnh: Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm chủ lực vào hệ thống phân phối

Ngày 4/11, Sở Công Thương Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các hệ thống phân phối.
Hành trình đưa nông sản Bắc Kạn xuất khẩu sang trời Tây

Hành trình đưa nông sản Bắc Kạn xuất khẩu sang trời Tây

Miến dong và rượu men lá là 2 loại nông sản Bắc Kạn được xuất khẩu sang châu Âu và Nhật Bản, thể hiện nỗ lực lớn của địa phương trong việc tiêu thụ nông sản.
Điện Biên: Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại biên giới

Điện Biên: Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại biên giới

9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đạt 72,22 triệu USD.
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và các doanh nghiệp xuất khẩu

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và các doanh nghiệp xuất khẩu

Chiều 21/10, tại Điện Biên đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại
Tiêu thụ nông sản: Bài học từ Bắc Giang

Tiêu thụ nông sản: Bài học từ Bắc Giang

Bắc Giang đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu thụ nông sản và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này.
Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi

Kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản miền núi là hoạt động được Bộ Công Thương tiên phong triển khai nhiều năm qua và đã tạo thành một hoạt động hiệu quả.
Đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Sở hữu loại cà phê chè (Arabica) có chất lượng và giá trị cao, hiện nay cà phê Sơn La đã xuất khẩu tới gần 20 quốc gia (Nhật, Mỹ, châu Âu, các nước Trung Đông).
Xúc tiến thương mại- Đòn bẩy cho phát triển thương mại miền núi

Xúc tiến thương mại- Đòn bẩy cho phát triển thương mại miền núi

Xúc tiến thương mại với các hoạt động kết nối tiêu thụ, cung cấp thông tin thị trường được ghi nhận là giải pháp tốt cho phát triển thương mại miền núi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động