Đắk Lắk: Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo nông thôn tỉnh Đắk Lắk có bước khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Đắk Lắk có địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc cân đối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau 3 năm thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục được quan tâm cả về lượng và chất; Hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy, sau 3 năm từ 2021 đến 2023 triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Đắk Lắk được giao tổng vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3.431,8 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là hơn 2.289 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 1.142 tỷ đồng.

Trên cơ sở mục tiêu của từng chương trình và các quy định về địa bàn, đối tượng được hỗ trợ đầu tư từ các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã cân đối để bảo đảm việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phù hợp với quy định, vừa bảo đảm góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đắk Lắk: Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Đắk Lắk đạt được nhiều thành quả trong xây dựng nông thôn mới

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 74/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; ước đến cuối năm 2023 toàn tỉnh có 84/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Về công tác giảm nghèo, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,79% cuối năm 2021 giảm xuống còn 10,94% vào cuối năm 2022 và ước thực hiện năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm từ 1,5-2% so với năm 2022.

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 26,74% xuống còn 23,08%, giảm 3,66% so với cuối năm 2021, số hộ nghèo giảm từ 41.515 hộ xuống còn 35.982 hộ, giảm 5.533 hộ.

Từ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng lên về mọi mặt.

Tuy nhiên, do khung cơ chế chính sách triển khai chậm, chưa bảo đảm tiến độ thực hiện. Đồng thời, quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền của bộ, cơ quan Trung ương còn chậm; việc giao vốn chậm... đã ảnh hưởng đến việc triển khai và giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

Ông Nguyễn Đình Trung - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn… Vì vậy, việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021-2025 có ý nghĩa hết hết sức quan trọng đối với tỉnh.

Do vậy, thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ cố gắng khắc phục mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung triển khai thực hiện hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của các chương trình. Cùng với đó, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện.

Thông tin tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực hơn nữa và tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo, công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chương trình.

Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục rà soát các văn bản, chính sách còn bất cập để kiến nghị Trung ương sửa đổi cho phù hợp, tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện; bảo đảm nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân…

Tỉnh Đắk Lắk được giao tổng vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3.431,8 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 3 năm 2021-2023 là hơn 1.097 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 927,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 387,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 540 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là hơn 169,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 115,7 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 54,2 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện là hơn 696,3 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 382,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 347,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 34,8 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 313,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 285,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 28,4 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện là hơn 1.637,7 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 978,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 886,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 92 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 660 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 599,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng…

Nhật Khôi

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động