Đắk Lắk: Xuất khẩu mắc ca chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản
Xúc tiến thương mại Thứ tư, 09/11/2022 - 17:35
Doanh nghiệp phấn khởi khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc |
Chiều ngày 9/11 tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản. Chuyến hàng gồm hơn 2.200 thùng sản phẩm hạt mắc ca sấy, tổng trọng lượng hơn 6 tấn, do Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương ký hợp tác phân phối độc quyền tại thị trường Nhật Bản với đối tác Công ty OLTY Co., Ltd. (một công ty chuyên về xuất nhập khẩu và cung cấp thiết bị cho các siêu thị Nhật Bản)
![]() |
Ký kết xuất khẩu lô mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: N.G |
Lễ xuất khẩu được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh sản phẩm mắc ca của huyện; giúp các các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn huyện kết nối, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp lớn trong nước và thế giới để tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sạch, bền vững.
Theo ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, Nhật Bản là một đối tác lớn trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, cũng là một trong những thị trường tiêu thụ mắc ca lớn trên thế giới hiện nay.
"Việc xuất khẩu chính ngạch thành công sản phẩm mắc ca sang thị trường Nhật Bản sẽ là tiền đề để mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Năng nói riêng tiếp cận thị trường thế giới", ông Khôi chia sẻ.
![]() |
Container mắc ca đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản. Ảnh: N.G |
Đại diện đối tác Nhật Bản, ông Otsuka Tokuro, Giám đốc Công ty OLTY Co., Ltd. cho hay, thị trường Nhật Bản chủ yếu đang bán các sản phẩm mắc ca bóc vỏ có tẩm gia vị, phần lớn xuất xứ từ châu Úc. Nhận thấy sản phẩm cùng chủng loại chưa lưu hành, công ty đã mang hạt mắc ca Việt Nam cho khách hàng dùng thử và nhận được phản hồi tích cực.
"Sau khi nhập trước một số lượng nhỏ để đánh giá thị hiếu thị trường, hôm nay hai bên đi đến ký kết và nhập lô container hạt mắc ca đầu tiên. Ngày 1/12 tới đây, sản phẩm mắc ca sẽ được bán tại 180 chuỗi siêu thị lớn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Dự kiến tháng 2/2023, Olty sẽ đưa hạt mắc ca này tham gia buổi triển lãm về thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản; công ty sẽ giới thiệu và phân phối hạt mắc ca Việt Nam đến nhiều nhà bán lẻ khác trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn nên cần luôn duy trì chất lượng, không ngừng nỗ lực để đưa đến tay khách hàng sản phẩm tốt nhất...", ông Otsuka Tokuro thông tin thêm.
![]() |
Sản phẩm hạt mắc ca sấy được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản. |
Được biết, cây mắc ca tại huyện Krông Năng được Tổng cục Lâm nghiệp trồng khảo nghiệm tại 2 xã Phú Lộc và Đliêya năm 2003, diện tích khoảng 4ha. Hiện nay, mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là cây đa mục đích, vừa là cây nông nghiệp, vừa là cây lâm nghiệp. Riêng tại Krông Năng, trong số 2.300 ha mắc ca đã trồng, có 1.000 ha đang thời kỳ kinh doanh, sản lượng 2022 ước đạt hơn 1.700 tấn. Chất lượng hạt mắc ca của huyện Krông Năng được đánh giá tốt, đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận Nhãn hiệu “Mắc ca Krông Năng”.
Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
