Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền Khoảng 300 đại biểu sẽ tham dự Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2023

Gỡ khó đầu ra sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi

Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Điện Biên và của ngành Công Thương tỉnh Điện Biên tại Hội nghị hợp tác, xúc tiến thương mại biên giới với 6 tỉnh bắc Lào, gồm Oudomxay, Phongsaly, Luang Prabang, Luang Namtha, Bokeo, Xayabury do Sở Công Thương Điện Biên chủ trì tổ chức mới đây, ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, tỉnh Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với cả 2 quốc gia Lào và Trung Quốc, là cửa ngõ giao thương của khu vực Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào thông qua cửa khẩu Quốc tế (Tây Trang - Pang Hốc), cửa khẩu Quốc gia (Huổi Puốc - Na Son) và nhiều lối mở biên giới.

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc
Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, xúc tiến thương mại cho nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hiện tại, tỉnh Điện Biên đã có nhiều đặc sản đạt chất lượng cao như: Gạo Điện Biên, chè Shan tuyết, cà phê, cao su… Tỉnh đã có 22 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 02 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, 56 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.

"Đây là cơ hội để tỉnh Điện Biên khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp với các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đồng thời, từng bước gỡ khó đầu ra cho sản phẩm nông sản của bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh" - ông Sơn cho biết.

Cũng theo Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, với vị trí đặc thù riêng của mình, trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã từng bước phát huy lợi thế, khắc phục những khó khăn hạn chế để thiết lập các quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa và trao đổi thương mại biên giới với các tỉnh Bắc Lào và Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời thu hút hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang.

"Một số sản phẩm sản xuất tại Điện Biên như xi măng, chè tuyết shan, cà phê Arabica, cao su, nông sản và thực phẩm chế biến đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước và xuất khẩu sang các tỉnh Bắc Lào" - ông Sơn nhấn mạnh.

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi liên kết với các tỉnh trong và ngoài khu vực, theo Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, 9 tháng đầu năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan và nổi bật.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm đầu năm 2023 ước đạt 10.332,32 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (đạt kết quả khá cao so với tốc độ tăng trưởng trong khu vực và cả nước, xếp thứ 3/14 tỉnh thành trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc; xếp thứ 26/63 tỉnh toàn quốc).

Bên cạnh đó, theo ông Sơn, hoạt động thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu và buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào đã có nhiều chuyển biến tích cực, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác thương mại và du lịch... góp phần vào sự phát triển kinh tế tại khu vực biên giới, nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội hai bên biên giới.

Duy trì và phát triển chuỗi liên kết xúc tiến thương mại giữa các địa phương

Đánh giá kết quả hợp tác thương mại giữa Sở Công Thương Điện Biên với Sở Công Thương 6 tỉnh bắc Lào giai đoạn 2021-2023, ông Vũ Hồng Sơn cho hay: "Trong năm 2022, Sở Công Thương các tỉnh: Oudomxay, Luang Prabang, Phongsaly đã tổ chức các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại gắn với các chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Lào".

Đặc biệt, qua các hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại do 6 tỉnh Bắc Lào tổ chức, Sở Công Thương Điện Biên đã chỉ đạo Trung tâm xúc tiến thương mại hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Điện Biên tham gia các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh và các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đến người tiêu dùng nước bạn.

Giai đoạn 2021-2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh bắc Lào đạt 143,43 triệu USD (so giai đoạn trước tăng 0,65%). Hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa Điện Biên với các tỉnh bắc Lào chủ yếu các loại nông sản, hàng may mặc, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng…

Thống nhất cao với mục tiêu giai đoạn 2023-2025 đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Điện Biên với các tỉnh bắc Lào tăng từ 8%-10% mỗi năm, Sở Công Thương Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh bắc Lào đã ký cam kết sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước và các quy định hiện hành về hoạt động thương mại biên giới đến doanh nghiệp, doanh nhân; làm tốt công tác phối hợp các cơ quan chức năng tại cửa khẩu hướng dẫn thương nhân, cư dân biên giới thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu.

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc
Hội nghị hợp tác, xúc tiến thương mại biên giới với 6 tỉnh bắc Lào được tổ chức tại Điện Biên ngày 17/11

Hằng năm, Sở Công Thương Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào sẽ luân phiên tổ chức hội đàm trao đổi thông tin; đồng thời tích cực tổ chức các hội chợ thương mại biên giới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp 2 bên mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác giao thương.

Hai bên tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại cửa khẩu; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khai thác hạ tầng dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi tập kết phương tiện hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, logistics tại các khu chức năng Cửa khẩu quốc tế Tây Trang -Pang Hok, Cửa khẩu Huổi Puốc-Na Son phục vụ hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển của Điện Biên với 6 tỉnh Bắc Lào.

Đặc biệt, trong thời gian tới, hai bên sẽ rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi của hai bên để thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu biên giới, vào hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại tại khu vực biên giới; thúc đẩy về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.

Sở Công Thương hai bên tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung các Hiệp định đã ký giữa hai nước, quy định hiện hành về hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh của hai bên, Biên bản hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh biên giới của Lào, chú trọng đối tượng là doanh nghiệp, thương nhân hoạt động thương mại biên giới, kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics qua các cặp cửa khẩu Việt – Lào, hoạt động trao đổi mua bán của cư dân biên giới.

Hai bên làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu hướng dẫn các quy định của pháp luật có liên quan về chính sách thương mại biên giới giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục cho thương nhân biên giới và cư dân biên giới thực hiện mua bán, trao đổi mua bán hàng hóa qua cửa khẩu của hai bên được hưởng chính sách ưu đãi mua bán trao đổi hàng hóa của thương nhân biên giới miễn thuế nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới của 2 bên.

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc
Các hoạt động kết nối, hỗ trợ giao thương của Sở Công Thương Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào đã góp phần quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp 2 nước ký kết hợp đồng, tạo thuận lợi hàng hóa lưu thông

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của hai bên để khuyết khích, thúc đấy đầu tư vào sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hai bên cũng tích cực chủ động vận động các doanh nghiệp của tỉnh Điện Biên và 6 tỉnh Bắc Lào tham gia hội chợ thương mại hàng năm nhằm quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của mỗi bên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, phát triển sản suất.

Đặc biệt, thúc đẩy kết nối với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của hai bên tại địa bàn của nhau. Trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên hỗ trợ Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào kết nối, đưa sản phẩm OCOP các tỉnh Bắc Lào trưng bày, giới thiệu, tại gian hàng OCOP của tỉnh Điện Biên.

Hai bên cũng sẽ tăng cường triển khai khảo sát, nghiên cứu hiệu quả hoạt động phát triển thương mại biên giới, tích cực tìm nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới phấn đấu đến năm 2025 triển khai xây dựng được từ 01 đến 2 chợ biên giới phục vụ nhu cầu của nhân dân biên giới hai bên ở khu vực biên giới.

Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết: Đối với hoạt động ngành Công Thương Điện Biên trong năm 2023, tiếp tục được duy trì ổn định và có mức tăng trương cao hơn so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 đạt 3.447,58 tỷ đồng, tăng 5,63% so với năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 ước đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 26,43% so với năm 2022; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ năm 2023 đạt 129,33 triệu USD, tăng 14,21% so với năm 2022.
Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ những kinh nghiệm trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực.
Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều ngay từ những ngày đầu tháng 4 để chuẩn bị cho mùa vải năm 2023 dự kiến sẽ được mùa với khoảng trên 180 nghìn tấn.
Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Chiều 2/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình giao lưu hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động