Điện Biên: Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại biên giới

9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đạt 72,22 triệu USD.
Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại Việt Nam - Pháp

Thắt chặt mối quan hệ hợp tác

Đánh giá về quan hệ hợp tác của tỉnh Điện Biên với Lào trong thời gian qua, ông Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, dựa trên tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh và sự giao thương với các tỉnh của nước bạn Lào, thời gian qua, hai bên đã trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác, góp phần tiếp tục thắt chặt và thúc đẩy hoạt động như xuất nhập khẩu, thương mại biên giới hai nước Việt - Lào.

Theo đó, để tăng cường mối liên kết giữa hai nước, năm 2021, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, Việt Nam và Sở Công Thương 06 tỉnh Bắc Lào, Lào đã ký Biên bản hợp tác giai đoạn 2021 – 2023.

Thông tin về việc triển khai thực hiện sau 1 năm ký Biên bản hợp tác, theo ông Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động giao lưu, trao đổi giữa Sở Công Thương Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào không thể thực hiện được theo hình thức trực tiếp. Tuy nhiên, từ khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động giao lưu trao đổi giữa hai bên được khôi phục lại.

Điện Biên: Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại biên giới
Đánh giá kết quả triển khai thực hiện 1 năm ký Biên bản hợp tác giữa Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, Việt Nam và Sở Công Thương 06 tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2021 – 2023

Theo đó, Sở Công Thương Điện Biên đã tăng cường các hoạt động đối ngoại khi cử các Đoàn công tác sang thăm và làm việc tại Lào. Trong các cuộc thăm, gặp gỡ, làm việc, một trong những nội dung được chú trọng của hai bên đó là cung cấp thông tin về chính sách, thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới của tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Nhấn mạnh về kết quả đạt được trong hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới sau 1 năm triển khai Biên bản hợp tác, ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên nhấn mạnh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào 9 tháng đầu năm 2022 đạt 72,22 triệu USD.

Trong đó, tỉnh Điện Biên xuất khẩu sang các tỉnh Bắc Lào đạt 50,61 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép, gạch men…), hàng nông sản, hoa quả tươi (chanh leo, sầu riêng, ớt, thanh long…), hàng tạp hóa. Nhập khẩu từ các tỉnh Bắc Lào đạt 21,61 triệu USD mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Hàng nông, lâm, thổ sản (gỗ xẻ, bông chít, chuối…) máy móc thiết bị nhập qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Pang Hốc.

"Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới giữa hai bên mặc dù có bị hạn chế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu giữa hai bên được khôi phục trở lại. Điều đó cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới giữa hai bên đã có tín hiệu phát triển tốt hơn nhiều so với những năm bị ảnh hưởng của đại dịch covid-19" - ông Sơn bày tỏ.

Bên cạnh đó, về hoạt động xúc tiến thương mại biên giới, từ khi dịch Covi-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai bên cũng tích cực đẩy mạnh, kích cầu phát triển thị trường trở lại sau những năm bị giám đoạn đứt gẫy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát.

Ngoài ra, về phát triển thương mại biên giới, cửa khẩu, theo ông Sơn, thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng, Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 1245/KH-UBND, Triển khai Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

"Trên cơ sở Kế hoạch đã ban hành Sở Công Thương Điện Biên đã tích cực kiến nghị đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền: Bố trí nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới; có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng thương mại" - ông Sơn cho hay.

Cụ thể, hiện nay tại khu vực cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc - Na Son thuộc địa phận bản Noong É - xã Mường Nhà - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên đã có nhà đầu tư quan tâm, xin được đầu tư dự án hệ thống logistic tại đây phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản số về việc triển khai thực hiện các thủ tục nghiên cứu, lập đề xuất dự án Hệ thống logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Tháo gỡ khó khăn

Mặc dù hai bên đã đạt được một số những kết quả trong quan hệ hợp tác, tuy nhiên cũng còn một số khó khăn tồn tại. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào còn nhỏ bé chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của cả hai bên. Đầu tư vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu, khai thác thị trường giữa Điện Biên với các tỉnh của Lào còn hạn chế.

Ngoài ra, hàng hóa sản xuất tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, phần lớn là hàng nguyên liệu. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin giữa hai bên còn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp và thương nhân vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất xứ từ hai nước; việc thực hiện làm thủ thông quan hàng hóa qua cửa khẩu giữa hai bên chưa được thuận lợi vẫn còn nhiều thắc mắc có liên quan lực lượng chức năng tại cửa khẩu của nhiều ngành.

Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới giữa 2 nước, Sở Công Thương Điện Biên đã đề ra một số giải pháp, cụ thể như tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phổ biến cơ chế, chính sách thương mại biên giới cho cư dân biên giới và doanh nghiệp hai Bên; Sở Công Thương hai bên tăng cường kết nối triển khai, đưa sản phẩm OCOP của hai bên giới thiệu tại địa bàn của nhau.

Điện Biên: Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại biên giới
Mới đây, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Tây Bắc tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022

Bên cạnh đó, hai bên cùng tiếp tục kiến nghị Bộ Công Thương hai nước về Đề án xây dựng chợ biên giới thuộc Chương trình phát triển hạ tầng thương mại hai bên biên giới của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã được phê duyệt, để xin kinh phí triển khai đầu tư xây dựng cặp Chợ cửa khẩu Tây Trang – Pang Hốc, cặp Chợ cửa khẩu Huổi Puốc – Na Son, cặp Chợ biên giới Si Pa Phìn – Huổi Lả.

Đề nghị Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền dành cho thương nhân Việt Nam được hưởng chính sách thuế theo quy định của của pháp luật ưu đãi đặc biệt từ việc cắt giảm thuế suất 0% cho các mặt hàng của hai nước theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

Căn cứ vào Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, cùng kiến nghị Chính quyền cấp tỉnh hai bên chỉ đạo lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp hai bên và không thu thuế đối với hàng hóa của tỉnh Điện Biên và 06 tỉnh Bắc Lào tham dự Hội chợ khi làm thủ tục xuất/nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Pang Hốc, cửa khẩu Huổi Puốc-Na son.

Đồng thời, hai bên tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hoạt động, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên trong thời gian tới.

Đỗ Nga

Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ những kinh nghiệm trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực.
Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều ngay từ những ngày đầu tháng 4 để chuẩn bị cho mùa vải năm 2023 dự kiến sẽ được mùa với khoảng trên 180 nghìn tấn.
Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Chiều 2/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình giao lưu hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc).
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Lần đầu tiên 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã được đưa xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động