Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với du lịch, giờ đây đồng bào vùng cao núi đá Hà Giang đã từng bước xóa đói giảm nghèo.
Những phiên chợ đậm sắc màu ở cao nguyên đá Hà Giang Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thoát nghèo nhờ nuôi bò vỗ béo

Từ bao đời nay, người vùng cao núi đá Hà Giang chủ yếu chỉ biết trồng ngô làm lương thực, tuy nhiên giờ đây điều đó đã thay đổi khi mà với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhiều mô hình chăn nuôi, làm kinh tế giỏi đã hình thành, qua đó đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao núi đá Hà Giang đã từng bước thoát nghèo.

Là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Tả Lủng ( Đồng Văn) ông Lầu Chứ Pó - dân tộc Mông ở thôn Đề Lía - cho biết: Trước kia việc chăn nuôi, chăm sóc con bò rất khó khăn và vất vả, hàng ngày các gia đình đều phải có một đến hai người đi vào rừng cắt cỏ về cho bò ăn thêm, vào mùa đông ở vùng cao nguyên đá cỏ rất hiếm, cùng với đó dịch bệnh thường xuyên, thời tiết khắc nghiệt, vào mùa đông hiện tượng bò chết rét thường xảy ra. Tuy nhiên những năm gần đây, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc chăn nuôi bò của người dân trên địa bàn xã Tả Lủng đã thuận lợi hơn. Các hộ dân được hỗ trợ vay vốn mua bò, được hỗ trợ giống cỏ, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách trồng cỏ, nuôi bò xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu, đàn bò được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc.

Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang
Nhiều gia đình ở Đồng Văn đã thoát nghèo nhờ mô hình nuôi bò vỗ béo

Được sự hướng dẫn của cán bộ xã, huyện, nhiều hộ dân ở Tả Lủng đã tham gia “Thực hiện mô hình chăn nuôi bò vỗ béo”. Theo đó, các hộ dân tham gia mô hình đã được hướng dẫn cách trồng và chế biến cỏ làm thức ăn cho bò trong mùa rét, thực hiện nuôi bò vỗ béo để trở thành hóa tăng thu nhập cho nông hộ.

Hộ nông dân tại xã đã vận động nhân dân mạnh dạn đầu tư vay vốn để mua con giống, chuyển đổi đất nương trồng ngô xấu sang trồng cỏ, mua thềm bò cái sinh sản để phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống.

Với sự hỗ trợ từ vốn, kỹ thuật của chính quyền địa phương và hội nông dân, kết quả ở Tả Lủng cho thấy, các mô hình nuôi bò vỗ béo đã đem lại thu nhập thêm cho các hộ gia đình từ 30-40 triệu đồng/năm với 4 lứa bò xuất/hộ gia đình/2 con bò/lần xuất, (một con bò sau khi xuất bán đã trừ chi phí lãi 5-8 triệu đồng).

Kết quả này đã thu hút được đông đảo người dân trên địa bàn Tả Lủng tham gia. Chia sẻ từ kinh nghiệm của mình ông Lầu Chứ Pó cho biết: "Tôi thấy muốn cỏ tốt thì phải chăm sóc nó như cây ngô, cũng phải được chăm sóc, được làm cỏ dại. Số diện tích cỏ tôi trồng lúc đầu đã cho thu hoạch và có thể để làm giống cho vụ sau, nhờ đó việc chăm scso nuôi dưỡng bò của gia đình tôi đỡ vất vả hơn, gia đình không phải vào rừng kiếm cỏ như trước, đàn bò của tôi nhờ được sự tư vấn của cán bộ thú ý huyện/xã nên không bị ốm đau, còi cọc”.

Từ thành công đó, ông Lầu Chứ Pó đã vận động những người thân trong gia đình, họ hàng và trong thôn/bản cùng tham gia mô hình, qua đó đem lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo chung của toàn thôn, xã.

Gương người Bí thư, Trưởng thôn làm kinh tế giỏi

Ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, không mấy ai không biết đến gương người Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thành Ma Tủng ông Sùng Sía Chá - ông là người đi đầu trong phong trào làm kinh tế ở địa phương và hỗ trợ cho nhiều hộ thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi, cải tạo vườn tạp.

Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang
Xã Sà Phìn - nơi có di tích nhà Vương cũng là địa phương có địa hình hiểm trở, đường xá đi lại hết sức khó khăn của tỉnh Hà Giang

Với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện gia đình ông Sùng Sía Chá đang tham gia mô hình nuôi bò vỗ béo, ngoài ra ông còn nuôi 6 con lợn thịt, 60 con gia cầm để phát triển kinh tế hộ gia đình, mang lại hiệu quả bền vững trong nhiều năm qua.

Là một xã biên giới, cách trung tâm huyện Đồng Văn 15km về phía Tây, xã Sà Phìn có địa hình núi đá cao dốc, hiểm trở, tạo nên những thung lũng sâu và hẹp do vậy các thôn bị chia cắt sinh sống riêng biệt. Do đường xá đi lại hết sức khó khăn nên mọi hoạt động của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn trong lao động và sản xuất.

Tuy nhiên, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương với trách nhiệm của một bí thư, trưởng thôn ông Sùng Sía Chá luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, là người gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, từ đó được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm cao.

Với tinh thần và trách nhiệm đó, trong phát triển kinh tế, ông Sùng Sía Chá luôn đi đầu, gia đình ông đã đăng ký gieo trồng ngôi lai và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc. Cùng với đàn gia súc gồm bò, lợn và gia cầm và kinh doanh hàng tạp hóa, mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông đạt từ 60-70 triệu đồng, nhờ đó sau 2 năm tham gia làm kinh tế, gia đình từ hộ cận nghèo, vượt lên thành hộ có mức sống trung bình trong thôn.

Có thể khẳng định, nhờ phát triển kinh tế, các hộ dân ở vùng cao nguyên đá Hà Giang đã từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, có thu nhập ổn định, hiện tượng người dân rời bỏ thôn/bản sang bên kia biên giới làm thuê giảm hẳn, nhiều người đã quyết định ở lại quê để phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên chính quê hương mình.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung: Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 29 bộ, ngành, địa phương.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có những khởi sắc. Trong 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh này ước tăng 7,93%.
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?

Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức thông qua tại kỳ họp phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh này.
Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng

Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng

Trong bức tranh tổng thể còn nhiều hạn chế, huyện Thanh Trì đang làm tốt công tác quản lý xây dựng như “gương sáng” cho các địa phương học tập, noi theo.
Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Phát hiện 1 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong tháng 9/2023

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Phát hiện 1 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong tháng 9/2023

Theo UBND quận Thanh Xuân, kết quả công tác kiểm tra và xử lý vi phạm tính từ 15/8-15/9, số công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng là 1 trường hợp.

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” 2023

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” 2023

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023.
Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5 có chiều dài 38,43km đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội vừa được phê duyệt.
Quảng Ninh: 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%, xuất khẩu tăng 14,15% cùng kỳ

Quảng Ninh: 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%, xuất khẩu tăng 14,15% cùng kỳ

Kinh tế tỉnh Quảng Ninh ghi dấu ấn nổi bật, với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 9,94% trong 9 tháng đầu năm 2023.
Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Từ những quyết sách đúng đắn, phù hợp, tỉnh Quảng Ninh đưa kinh tế cửa khẩu trở thành trụ cột, động lực phát triển của địa phương.
Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X thông qua nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X thông qua nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã bàn nhiều quyết sách quan trọng, trong đó thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên vừa có chuyến “vi hành” và chỉ đạo các đơn vị có phương án chuyển đổi, sử dụng hiệu quả tài sản công.
Nhiều lần chậm tiến độ, đường ĐT601 và đường Vành đai phía Tây có "về đích" trong năm 2023?

Nhiều lần chậm tiến độ, đường ĐT601 và đường Vành đai phía Tây có "về đích" trong năm 2023?

Nhiều lần chậm tiến độ, các đơn vị triển khai dự án nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 và dự án Vành đai phía Tây đặt mục tiêu hoàn thành công trình trong năm 2023.
Nghệ An: Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển

Nghệ An: Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển

Sáng 16/9, tại Nghệ An, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.
Thanh Hóa: Sớm lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW

Thanh Hóa: Sớm lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo sớm lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW, phấn đấu hòa lưới điện quốc gia vào năm 2030.
Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư huyện Vĩnh Lộc 334 tỷ đồng

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư huyện Vĩnh Lộc 334 tỷ đồng

Thanh Hóa vừa có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 334 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Chỉ đạo quyết liệt việc di dời, giải quyết dứt điểm 3.120 cột điện dưới lòng đường

Thanh Hóa: Chỉ đạo quyết liệt việc di dời, giải quyết dứt điểm 3.120 cột điện dưới lòng đường

Để bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố di dời dứt điểm 3.120 cột điện trước ngày 31/12/2023.
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ, kết nối 100 CEO tại Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ, kết nối 100 CEO tại Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2023, Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình gặp gỡ, kết nối 100 CEO trong nước và quốc tế.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tế, xã hội có nhiều điểm sáng

Đông Triều (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tế, xã hội có nhiều điểm sáng

Từ đầu năm đến nay, dù gặp nhiều khó khăn song kinh tế, xã hội của thị xã Đông Triều, Quảng Ninh vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Hải Phòng đang đề xuất nghiên cứu thành lập khu kinh tế mới với diện tích khoảng 20.000 ha nhằm tận dung lợi thế và tạo thêm không gian cho phát triển.
Quảng Ninh: Giải pháp thu hút khách du lịch Hồi giáo

Quảng Ninh: Giải pháp thu hút khách du lịch Hồi giáo

Mới đây, tại TP. Hạ Long, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “Giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Hồi giáo (Du lịch Halal) đến Quảng Ninh”.
Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm

Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm

Bình Dương đã và đang đẩy mạnh tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa nhằm tạo đầu ra ổn định cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã.
Hà Nội: Điểm nhấn xúc tiến thương mại 9 tháng đầu năm 2023

Hà Nội: Điểm nhấn xúc tiến thương mại 9 tháng đầu năm 2023

Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến hết năm 2023.
Khánh Hòa: Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2023 tăng 12,52%

Khánh Hòa: Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2023 tăng 12,52%

Tháng 8/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Khánh Hòa tăng 7,6% so với tháng trước và tăng 32,76% so cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng đầu năm tăng 12,52% so cùng kỳ.
Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Yên Bái

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Yên Bái

Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 coi như “kim chỉ nam”
Bắc Ninh: 100% cán bộ, công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Bắc Ninh: 100% cán bộ, công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tỉnh Bắc Ninh sử dụng duy nhất một phần mềm dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động