Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Việc thực hiện chính sách dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nâng cao đời sống, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp đồng bào dân tộc vươn lên, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tích cực triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình.

Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Văn Khánh - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này!

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững
Ông Lương Văn Khánh - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.

Trong .những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi ở Nghệ An được triển khai như thế nào, thưa ông?

Những năm qua, từ các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Nghệ An, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển.

Việc triển khai công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng và kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, kỳ vọng của người dân về các chính sách dân tộc; kết quả thực hiện được thể hiện qua bức tranh ngày càng tốt hơn về bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế, đời sống tiếp tục ổn định, người dân tích cực sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được chú trọng đầu tư. Sản xuất nông, lâm, nghiệp khá thuận lợi. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Công tác đào giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác y tế và an sinh xã hội thường xuyên được chăm lo, các địa phương đã thực hiện tốt các chính sách đối với người dân nhất là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế.

Cùng với đó, tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới cơ bản ổn định. Đồng bào đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025, tỉnh Nghệ An đã triển khai như thế nào? Trong quá trình thực hiện có gặp những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện Chương trình là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cũng như góp phần cùng các địa phương khác trong cả nước thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các chương trình.

Để triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 có hiệu quả, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo Ban Dân tộc thành lập Tổ công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Quy chế hoạt động của Tổ công tác về Chương trình. Giao UBND các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn quản lý; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập Tổ công tác và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác cấp huyện; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã quyết định thành lập Ban quản lý cấp xã, Ban Giám sát cộng đồng... để tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.

Tiếp đến, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua các Nghị quyết: Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; Kế hoạch phân bổ vốn và cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình; Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình; Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, quyết định, hướng dẫn và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao các Sở, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai đầu tiên vào năm 2022. Đây là Chương trình mới, có nhiều nội dung (10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư), nhiều đầu mối chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện (8 sở, ngành và 12 huyện, thị xã), nên việc triển khai thực hiện Chương trình có nhiều khó khăn, vướng mắc như một số văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền còn chậm, có nội dung chưa quy định rõ, hướng dẫn chưa phù hợp, khó thực hiện.

Xin ông cho biết, để thực hiện có hiệu quả Chương trình, trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An đề ra những mục tiêu, giải pháp nào? Ông có đề xuất, kiến nghị gì để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An?

Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã và đang phát huy mọi tiềm lực và lợi thế của miền núi để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An, sự vào cuộc, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình để từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các hệ thống truyền thông. Thực hiện tốt kế hoạch cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động có kế hoạch và giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả; đôn đốc, hướng dẫn triển khai kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tại cơ sở để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, ban dân tộc tỉnh Nghệ An đề nghị cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể các dự án để địa phương căn cứ thực hiện chương trình đồng bộ, hiệu quả.

Trong thời gian tới, ban Dân tộc cũng đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa đủ, chưa quy định rõ, hướng dẫn chưa phù hợp, khó thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Việc quản lý giết mổ và bán thịt trâu sẽ được chính quyền địa phương kiểm soát chặt trong thời gian diễn ra lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Sau vụ cháy xảy ra tại chung cư mini ở Hà Nội, TP. Thanh Hóa đã tăng cường công tác quản lý về phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ.
Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Mục tiêu xây dựng Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Thanh trở thành một trong những khu công nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của Khu kinh tế Dung Quất.
Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Lợi thế là địa phương có nhiều sản phẩm nông sản miền núi, sản phẩm OCOP có thế mạnh, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để xúc tiến tiêu thụ nông sản.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hơn 50 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động, điều kiện kinh doanh thương mại điện tử… được giải đáp tại hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Sáng 22/9, tại kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua tờ trình của UBND TP Hà Nội về đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận.
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Chủ trương của Kiểm toán nhà nước là vừa kiểm toán, vừa chia sẻ với địa phương, qua đó kiến nghị với cấp trên và cùng với địa phương tháo gỡ khó khăn.
Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Theo kinh nghiệm, 113 công nhân ở Nam Định nên ủy quyền cho cơ quan chức năng để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH HUE VINA.
Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Đồng Nai đang tích cực triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp qua việc chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.
Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố thực hiện tốt các chỉ đạo về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Sở Công Thương Bình Thuận sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023
Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung: Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 29 bộ, ngành, địa phương.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

Thông tin chiều ngày 21/9, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức, đảng viên trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

Sở Giao thông Vận tải công khai việc cấp phép, sử dụng lòng đường, hè phố trên toàn TP.HCM bằng phần mềm quản lý, để người dân có thể giám sát, theo dõi.
Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Du thuyền Indochine Premium vừa được ra mắt, mang lại cơ hội trải nghiệm mới về di sản, văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tới du khách.
Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai chương trình ưu đãi, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

Trong công văn mới nhất, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đề nghị doanh nghiệp chia sẻ nguồn cung để không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu ra thị trường.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch số 172 /KH-UBND đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023-2025.
Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp Tết Trung thu, các cửa hàng bánh trung thu ở Hải Phòng lại kín người mua, đặc biệt là những thương hiệu bánh nổi tiếng.
Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Quảng Ninh tham gia hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023.
Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn khuyến công đã thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tại tỉnh Quảng Nam.
Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, mở lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho cho đồng bào dân tộc Mông ở xã Trung Lý.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có những khởi sắc. Trong 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh này ước tăng 7,93%.
Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù

Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù

Tổng Giám đốc Công ty TNHH HUE VINA được xác định đã rời Việt Nam, bỏ về Hàn Quốc từ lâu. Trong khi đối tác liên danh là người Việt đang chấp hành án phạt tù.
Hà Nội: Chi tiết các công trình sai phép, không phép tại quận Thanh Xuân

Hà Nội: Chi tiết các công trình sai phép, không phép tại quận Thanh Xuân

Trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đang tồn tại nhiều công trình sai phép, không phép, có vi phạm đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động