Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 26/04/2023 - 10:44
Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi” Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
Cải thiện nhưng vẫn còn khó
Trong kế hoạch giảm nghèo của TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025 đặt mục tiêu giảm từ 25 - 30% số hộ nghèo hàng năm; phấn đấu đến cuối năm 2025, trên địa bàn không còn hộ nghèo, hỗ trợ xây nhà ở cho hơn 1.000 hộ nghèo, đảm bảo chế độ chính sách cho hộ nghèo theo quy định và cao hơn mức chung của cả nước.
![]() |
Hà Nội đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững |
Để thực hiện mục tiêu, tạo động lực cho người nghèo vươn lên, Hà Nội đã nỗ lực triển khai linh hoạt nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững, trong đó có thể kể đến như các chương trình tín dụng chính sách.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách làm quen với tín dụng ngân hàng, thay đổi cơ bản nhận thức trong sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được triển khai gắn với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm... Thông qua các hình thức này, vốn tín dụng đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo việc làm và thu nhập ổn định.
Mặc dù vậy, đến cuối năm 2022, Hà Nội vẫn còn 2.134 hộ nghèo, 22.263 hộ cận nghèo. Một số địa phương số hộ cận nghèo còn cao, nhất là những nơi có nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như: Huyện Ba Vì và Phúc Thọ là những địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của TP. Hà Nội với cùng 0,57% so với tổng số hộ dân. Các huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao kế tiếp là: Sóc Sơn (0,33%), Mỹ Đức (0,33%), Chương Mỹ (0,27%), Phú Xuyên (0,24%)… 18 huyện, thị xã hiện nay vẫn còn hộ thuộc diện cận nghèo.
Ưu tiên mọi nguồn lực
Năm 2023, Hà Nội phấn đấu giảm 30% số hộ nghèo, tương đương giảm 642 hộ nghèo. Để làm được điều đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho hay, phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo và triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách "cho không"; chú trọng phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội, thông qua các chương trình tín dụng chính sách giải ngân trong năm 2022 đã giúp cho trên 800 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 99.000 lao động.
Phát huy kết quả nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, thời gian tới, TP. Hà Nội tiếp tục dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân; trong đó, chú trọng quan tâm tới các đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu…
Trong năm 2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay; tăng trưởng dư nợ gắn với quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn; 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo quy trình quy định.
Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tạo tiệc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố năm 2023.
Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin), nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở các xã khó khăn.
Bên cạnh đó, cần nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả và phát huy sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng tại các địa phương; triển khai mô hình việc làm công gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn; các mô hình hợp tác, liên kết giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm, thu hút lao động nghèo vào làm việc ổn định trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả rà soát, UBND TP. Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững, hạn chế tối đa hộ nghèo phát sinh, không để hộ tái nghèo. Năm 2023 phấn đấu giảm 30% số hộ nghèo so với kết quả rà soát cuối năm 2022. |
Tin mới nhất

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội
Tin cùng chuyên mục

Người dân ở nhiều huyện miền núi xứ Thanh mong chờ có một cây cầu bê tông

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Tuyên truyền khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

Thanh Hóa: Người dân bản nghèo Sài Khao mừng đón “ánh sáng” trước ngày vui Tết Độc lập 2/9

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cà Mau phấn đấu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Tín dụng chính sách xã hội: “Điểm sáng” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa gợi mở nhiều hướng phát triển cho xã đặc biệt khó khăn huyện Như Xuân

Nghệ An: Đoàn giám sát Quốc hội làm việc về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
