Lào Cai: Cây quế giúp xóa đói, giảm nghèo
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ sáu, 10/02/2023 - 22:39
Phát triển cây quế hữu cơ: Hướng đi mới giảm nghèo bền vững ở vùng cao Nậm Lúc Cây lùng xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi Nghệ An
|
Những năm gần đây, bà con nông dân ở Lào Cai tập trung phát triển mạnh cây quế, đặc biệt ở địa bàn các xã vùng cao, vùng sâu, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bước đầu đã đem lại giá trị kinh tế; trở thành cây mũi nhọn góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 48 nghìn ha quế, tập trung nhiều ở các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà, Bảo Thắng; trong đó có hơn 3.600ha quế hữu cơ, tập trung ở huyện Bắc Hà và Văn Bàn. Quế hữu cơ không chỉ là thương hiệu mà còn đang giúp người dân ở đây khẳng định trình độ sản xuất lâm nghiệp tiên tiến.
![]() |
Cây quế giúp đồng bào vùng cao giảm nghèo bền vững |
Một trong những địa bàn có tiềm năng phát triển cây quế hữu cơ là thôn Nậm Kha 2, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà). Theo ông Trương Văn Tim - Trưởng thôn Nậm Kha 2, hiện trong thôn chủ yếu trồng cây quế hữu cơ là chủ lực giảm nghèo, với diện tích hơn 200ha đã và đang cho thu hoạch, đem lại nguồn thu cao, ổn định cho người dân.
Theo chia sẻ của bà con thôn Nậm Kha 2, trước đây, các hộ trong thôn thường phun thuốc trừ cỏ để giảm tiền thuê nhân công. Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn làm quế hữu cơ, mọi người không phun thuốc trừ cỏ cho quế, thay vào đó là phát dọn thủ công. Làm như vậy vừa tốt cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình, cộng đồng, lại nâng cao chất lượng sản phẩm quế.
Khi đã có năng suất cao, để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm, hướng tới hiệu quả kinh tế cao, tỉnh Lào Cai đã thành lập Hội quế, hồi nhằm thống nhất, liên kết bà con nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm quế và hồi trên địa bàn.
Hiện, tỉnh có 16 cơ sở sản xuất chế biến tinh dầu và các sản phẩm từ quế; đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến có quy mô lớn tại Văn Bàn và Bảo Thắng của Công ty Quế hồi Việt Nam. Sản phẩm quế của Lào Cai đang xuất khẩu trực tiếp sang nhiều thị trường, như: Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh, Qatar, Lebanon, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Song chủ yếu vẫn là các sản phẩm quế vỏ nguyên liệu và tinh dầu có giá trị thấp.
Là một trong những huyện có diện tích cây quế hữu cơ khá lớn, Văn Bàn đang từng bước hình thành và phát triển bền vững; các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quế liên kết chặt chẽ, đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao; đời sống nhân dân liên tục được cải thiện.
Mới đây, huyện Văn Bàn cũng đã có văn bản chỉ đạo người dân đẩy mạnh phát triển ngành hàng quế gắn với chuỗi liên kết sản xuất. Cụ thể: Mở rộng diện tích trồng theo đúng quy hoạch; gắn với cơ sở chế biến quế trên địa bàn huyện và tỉnh; chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm quế; thực hiện tốt chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ nhóm sản xuất và người dân trồng quế; bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên; nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường châu Âu; chủ động hơn nữa trong xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để tăng giá trị thương phẩm từ sản phẩm...
Tỉnh Lào Cai phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu rộng lớn, trải đều ở các địa phương, ổn định khoảng 65.000ha quế vào năm 2050. Đồng thời, nâng cao chất lượng với việc tập trung canh tác hữu cơ khoảng 40.000ha. Trong tương lai, mỗi gia đình canh tác quế hữu cơ sẽ có một mã số cụ thể dán vào sản phẩm quế của gia đình, có máy đo kiểm tra chất lượng tại chỗ... nhằm góp phần đưa thương hiệu quế Lào Cai ra với thế giới.
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
