Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Sau khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch, không để tình trạng phát triển "nóng" diện tích trồng Bưởi Diễn Hòa Bình xuất khẩu chính ngạch đến Vương quốc Anh nhờ UKVFTA

Thu hút đầu tư cho sản phẩm nông nghiệp

Xín Mần là huyện biên giới, vùng cao của tỉnh Hà Giang, có địa hình phức tạp với độ cao trung bình từ 1.200 - 1.600m so với mực nước biển. Huyện vùng cao này có nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè, mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 5 độ C, xuất hiện băng tuyết hoặc mưa phùn kết hợp với sương mù bao phủ. Do đặc thù khí hậu như vậy, Xín Mần thích hợp với việc trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao phát triển, đặc biệt là vào mùa đông như củ cải.

Những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp xã Xín Mần nói riêng và huyện Xín Mần nói chung có bước phát triển mạnh mẽ về cả phương diện quy mô lẫn chất lượng nông sản. Xín Mần cũng xác định nông nghiệp là ngành mũi nhọn và để ngày càng nhiều sản phẩm nhà nông trở thành mặt hàng tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho bà con, chính vì vậy, thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Xín Mần từng bước mở cửa, kêu gọi thu hút đầu tư cho sản phẩm nông nghiệp từ các đơn vị doanh nghiệp và cá nhân tạo ra nhiều mô hình, sản phẩm mới mang tính thương mại cho bà con nhân dân các xã.

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
Thu mua củ cải của người dân xã Xín Mần

Với những chính sách mở cửa của huyện Xín Mần, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã chủ động tìm đến và liên kết hợp tác sản xuất rau sạch với người dân trong xã như Công ty Cổ phần Nông nghiệp Tốt (Phú Thọ), Công ty TNHH Việt Nam Misaki… Bên cạnh đó, việc liên kết trồng và thu mua củ cải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã và đang được duy trì, mang lại thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng ngô trước đây.

Được biết, từ năm 2021, Công ty TNHH Việt Nam Misaki đã trồng thử nghiệm diện tích củ cải tại xã Xín Mần (Hà Giang) với hơn 4ha. Sau khoảng 3 tháng trồng thử nghiệm, sản xuất theo quy trình hữu cơ, cây củ cải ở Xín Mần phát triển tốt cho củ to có độ dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp đặt ra.

Thông qua mô hình sản xuất củ cải xuất khẩu theo quy trình hữu cơ được trồng thử nghiệm ở 14 hộ dân, sau 3 tháng đã cho sản lượng 120 tấn/4ha, thu nhập khoảng 80 triệu/ha, cao gấp 4 lần so với trồng ngô. Chính vì vậy, năm 2022, mô hình sản xuất củ cải xuất khẩu theo quy trình hữu cơ đã mở rộng diện tích sản xuất với 13ha. Theo ghi nhận, vụ đông năm 2022, toàn xã Xín Mần trồng 14ha củ cải, trong đó có 5ha củ cải được liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Misaki, 3ha liên kết với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần. Tổng sản lượng củ cải vụ đông 2022 đạt khoảng trên 600 tấn. Sản lượng củ cải được các doanh nghiệp và hợp tác xã đã tiến hành thu mua 100% sản lượng với mức giá là 2.000 đồng/kg.

Qua đánh giá, thời tiết năm nay khá thuận lợi, thích hợp cho cây củ cải sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 50 - 55 tấn/ha. Mô hình liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Misaki trồng củ cải đã được thực hiện từ năm 2021, bước đầu đã và đang phát huy hiệu quả, qua đó giúp nông nghiệp địa phương ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Theo bà con nông dân ở Xín Mần, thời tiết năm nay khá thuận lợi thích hợp cho cây củ cải sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, không bị sâu bệnh. Đại diện Hợp tác xã nông sản Mơi Hạnh (Hà Giang) cho biết, vụ đông 2022, hợp tác xã liên kết trồng 5ha củ cải với Công ty TNHH Việt Nam Misaki, sau 65 ngày đã tiến hành thu hoạch, chất lượng củ cải đạt tiêu chuẩn tốt, năng suất ước đạt trên 50 tấn/ha.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương

Hiệu quả từ việc thử nghiệm trồng củ cải ở xã Xín Mần đã từng bước tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản với mục tiêu ổn định, lâu dài, từ đó tạo thu nhập ổn định cho nhân dân vùng biên giới.

Được thành lập tháng 3/2021, sau hơn 1 năm hoạt động, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần (xã Xín Mần, huyện Xín Mần) đã đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến. Đến nay, hợp tác xã đang là đầu mối thu mua nông sản cho người dân địa phương và cung cấp ra thị trường các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
Sản phẩm củ cải sấy của Xín Mần

Được biết, từ năm 2021, hợp tác xã đã chủ yếu tập trung vào thu mua, chế biến củ cải nương sấy khô. Đến nay, hợp tác xã đã có 7 thành viên chính và liên kết với gần 30 hộ dân trồng rau sạch trên địa bàn xã Xín Mần. Mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 50 tạ củ cải tươi, thu mua đến đâu chế biến đến đó. Củ cải tươi sau khi thu mua cho người dân, một phần sẽ liên kết với công ty, doanh nghiệp ở Hà Nội và Phú Thọ để tiêu thụ; một phần sẽ được chế biến thành sản phẩm sấy khô. Các thành viên hợp tác xã đóng góp vốn để trang bị cơ sở vật chất, trong đó đầu tư kinh phí mua máy thái củ cải, xây dựng nhà xưởng, máy sấy và máy ép chân không.

Từ mô hình đã được thử nghiệm thành công, do vậy củ cải sấy khô của Hợp tác xã Xín Mần được chế biến từ củ cải đường trồng theo mô hình này. Theo đại diện hợp tác xã, các công đoạn chế biến không sử dụng hóa chất, thuốc bảo quản và đảm bảo chứng nhận về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, việc thiết kế và đóng gói được hợp tác xã chú trọng, thực hiện với mẫu mã đẹp, bắt mắt, thu hút để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi gói có khối lượng tịnh 200 gram củ cải đã sấy khô và hút chân không, giá bán ra thị trường 50 nghìn đồng/gói. Ông Đinh Công Thiện - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần cho biết: Ngoài việc thu mua củ cải đường cho các thành viên, hợp tác xã tiến hành thu mua tất cả củ cải đường của người dân trong và ngoài xã, với giá thu mua bằng giá bán ngoài thị trường.

Theo ông Thiện, sản phẩm củ cải đường sấy khô của hợp tác xã có độ dinh dưỡng cao, ăn giòn và ngọt, an toàn cho sức khỏe. Củ cải sấy khô dễ bảo quản và có thể sử dụng chế biến được nhiều món ăn, như: Xào, kho với thịt, làm lẩu, làm nộm, phụ liệu cho món bún thang… Vì vậy được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm đã có mặt tại các cửa hàng, khu trung tâm ăn uống trong và ngoài tỉnh Hà Giang. Song song với đó, cùng với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp huyện, UBND xã Xín Mần, hợp tác xã đang hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để dự thi OCOP cấp tỉnh.

Vừa qua, những container củ cải muối Xín Mần, Hà Giang đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản. Đây là kết quả từ việc liên kết chuỗi giá trị giữa Hà Giang với Công ty TNHH Việt Nam Misaki. Sự kiện này là cơ hội để tổ chức phát triển sản phẩm nông sản tại Hà Giang theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Chương trình bao gồm các sản phẩm như: Củ cải, gừng trâu, các mô hình liên kết củ kiệu, tre Bát Độ. Phía doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện xưởng sơ chế và chế biến sâu củ cải quy mô 1.000 tấn/năm.

Để có những lô hàng củ cải muối xuất khẩu, doanh nghiệp đã liên kết chặt chẽ với bà con nông dân các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã phải chuẩn bị sẵn sàng và trải qua rất nhiều khâu khảo sát, kiểm tra, đáp ứng yêu cầu về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Phạm Duy Hiền - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Xín Mần cho biết, các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm các thị trường khác để đảm bảo phát triển ổn định, qua đó tiến dần từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại kém hiệu quả sang trồng củ cái giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Hà Hương

Tin mới nhất

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Táo mèo, loài cây hoang dại vùng cao Yên Bái đang trở thành cây chủ lực giúp đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo, làm giàu và xây dựng chuỗi hàng hóa bền vững.
Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Sau gần 5 năm triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai đã từng bước tạo dựng hệ sinh thái tiêu thụ hàng hóa cho vùng đồng bào dân tộc.
Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong là minh chứng sống động về tinh thần khởi nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho bà con.
Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Từ một dược liệu quý hiếm, đông trùng hạ thảo đã trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa sinh kế mới cho bà con vùng cao trên chính mảnh đất quê hương.
Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La chủ động chuẩn bị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu cho vụ mùa năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Trên 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nông sản Yên Bái đơm trái ngọt từ những chính sách đúng hướng và bàn tay cần mẫn của đồng bào các dân tộc.
Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Từ gian bếp vùng cao đến thị trường cả nước, thịt trâu gác bếp Phong Sương giúp người phụ nữ dân tộc Thái dựng lại sinh kế, bền lòng vượt khó.
Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều loại nông sản vùng cao như xoài, chanh leo... vươn tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, EU, Anh...
Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Từ những gánh hàng nhỏ bé trong thôn bản heo hút đến gian hàng trưng bày sản phẩm sáng rực giữa vùng cao, Bắc Kạn đang từng bước kiến tạo hệ sinh thái bền vững.
Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Nhiều sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa đã được người tiêu dùng đón nhận tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025).
Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là câu chuyện khởi nghiệp bền bỉ của cô Triệu Thị Tá, người đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Từ bàn tay của bà con đồng bào Sơn La, trái dâu tây đã bén rễ "vựa trái cây" miền Bắc, trở thành một sản phẩm chủ lực có giá trị cao, tràn đầy cơ hội xuất khẩu.
Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Bằng chất lượng, câu chuyện văn hoá vùng miền, thông qua kênh thương mại điện tử, sản phẩm vùng dân tộc và miền núi sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Mobile VerionPhiên bản di động