Ngành Công Thương Hà Tĩnh nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực
Xúc tiến thương mại Thứ sáu, 04/11/2022 - 17:49
Hà Tĩnh: Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm chủ lực vào hệ thống phân phối |
Bên cạnh Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các hệ thống phân phối trong và ngoài nước, từ ngày 4-7/11, Hà Tĩnh còn tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, xuất phát từ thực tế nào địa phương thực hiện các hoạt động này, thưa ông?
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Tĩnh rất chú trọng phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Địa phương hiện đã có 250 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên và 142 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
Nhằm xúc tiến đưa sản phẩm chủ lực và hàng hoá tiêu biểu của Hà Tĩnh vào hệ thống siêu thị, các kênh phân phối lớn, hôm nay, Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các hệ thống phân phối trong và ngoài nước tại Hà Nội cùng nhiều hoạt động khác. Sự kiện cũng nhằm mục tiêu đưa sản phẩm đặc sản chất lượng cao của tỉnh giới thiệu tới đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và là một kênh giúp bà con nông dân, doanh nghiệp của Hà Tĩnh thăm dò thị trường, hoàn thiện hơn quy trình sản xuất, chế biến để tăng khả năng tiêu thụ và kinh doanh bền vững.
Trong quá trình đưa sản phẩm chủ lực đi quảng bá và phát triển thị trường, Hà Tĩnh đã gặp khó khăn và thuận lợi gì, thưa ông?
Chúng tôi có nhiều thuận lợi, nhất là sự quan tâm của Tỉnh uỷ và các cấp chính quyền. Doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ hơn về xúc tiến thương mại cùng sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác, doanh nghiệp đầu mối mong muốn cùng đưa sản phẩm có chất lượng cao vào hệ thống phân phối và đưa tới người tiêu dùng.
![]() |
Ông Hoàng Văn Quảng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh |
Chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định, trong đó sản phẩm của địa phương chưa thực sự nổi tiếng, chưa phổ biến để nhận diện và thu hút người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi sự dày công từ khâu xây dựng, nhận diện thương hiệu đến quảng bá. Doanh nghiệp cũng cần nâng cao quy mô sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm, mẫu mã bắt mắt để người tiêu dùng biết đến. Đồng thời, đa dạng kênh phân phối từ trực tiếp đến trực tuyến, qua các sàn thương mại điện tử.
Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường đòi hỏi phải thực hiện liên tục trong thời gian dài, vậy Sở Công Thương Hà Tĩnh có kế hoạch hỗ trợ gì cho doanh nghiệp, thưa ông?
Xúc tiến thương mại là nội dung hết sức cần thiết, hàng năm chúng tôi tổ chức hội chợ triển lãm để các địa phương, doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm. Chủ động phối hợp với kênh phân phối lớn tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thành phố hoặc trung tâm tiêu thụ sản phẩm lớn để nhiều người tiêu dùng, du khách biết đến đặc sản của Hà Tĩnh, qua đó mở rộng kênh tiêu thụ hàng hoá của địa phương.
Thưa ông, chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang ngày một phổ biến, việc triển khai ứng dụng tại địa phương hiện ra sao?
Trong xu thế hiện nay chuyển đổi số là tất yếu, Hà Tĩnh không phải bây giờ mà cách đây một số năm về trước đã quan tâm thực hiện. Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, các sở ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất, hợp tác xã ứng dụng công nghệ số từ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử lớn, kết nối đối tác qua kênh trực tiếp và trực tuyến.
![]() |
Ngành Công Thương Hà Tĩnh nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực |
Trước đây, có những cơ sở sản xuất chỉ tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi nhỏ thì nay, qua ứng dụng công nghệ số đã mở rộng thị trường ra toàn quốc và xuất khẩu với sản lượng gấp 3-4 lần. Có thể khẳng định, chuyển đổi số đã được cấp uỷ, các cấp chính quyền địa phương quan tâm và tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, góp phần xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Hà Tĩnh đi sâu và xa hơn, đến nhiều tầng lớp người tiêu dùng.
Riêng với ngành Công Thương, hàng năm dành nguồn kinh phí và sự hỗ trợ của Trung ương để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế số. Đồng thời, thông qua Chương trình thương mại điện tử quốc gia đã cung cấp phần mềm, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để làm quen với kênh xúc tiến thương mại mới. Sở Công Thương cũng đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, kênh xúc tiến quảng bá qua các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình.
Trân trọng cảm ơn ông!
Từ ngày 4-7/11/2022, Hà Tĩnh tổ chức “Tuần lễ nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làng nghề Hà Tĩnh tại Hà Nội” nhằm quảng bá rộng rãi và kết nối đối tác tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực của tỉnh. |
Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
