Phát triển nguồn nhân lực: Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 02/11/2022 - 13:15
Đại biểu Quốc hội kiến nghị quan tâm nhiều hơn tới đồng bào dân tộc thiểu số Bảo đảm các chính sách, quyền lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số |
Phát triển 2 lực lượng nòng cột
Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, để đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tiếp cận các thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bên cạnh việc thông tin thông qua ấn phẩm báo in, báo nói, báo hình từ Trung ương đến địa phương Bộ đã chú trọng pháp triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung phát triển 2 lực lượng nòng cốt hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số.
Thứ nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai thí điểm thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng, hướng tới mỗi thôn, bản có một Tổ Công nghệ số cộng đồng. Đến nay, 62/63 địa phương đã triển khai 61.633 Tổ Công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với 284.030 thành viên tham gia; trong đó có 9.060 Tổ Công nghệ số cộng đồng với khoảng 72.365 thành viên tham gia thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Lễ ký Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2026 |
Bộ cũng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn phát triển kỹ năng số cho lực lượng Tổ Công nghệ số cộng đồng và thông qua hoạt động của các Tổ này để hướng dẫn trực tiếp người dân sử dụng các dịch vụ số trên các nền tảng số cho người dân.
“Đến đầu tháng 10/2022, Tổ Công nghệ số cộng đồng tại 59/63 tỉnh đã được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.
Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng cán bộ, công chức, lãnh đạo tại các xã/phường/thị trấn để lực lượng này cùng Tổ Công nghệ số cộng đồng sẽ là 2 lực lượng nòng cốt hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng cho người dân.
Đến tháng 9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các địa phương tổ chức bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 29.258 cán bộ, công chức lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên toàn quốc thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số; trong đó có gần 14.353 cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn của đồng bào dân tộc thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số.
“Đây là 2 lực lượng quan trọng ở cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân” kỹ năng số và sử dụng các nền tảng số” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng nhiều hình thức
Dù việc tiếp cận thông tin và việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua đã đạt được các kết quả nhất định, tuy nhiên người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận, trình độ, nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn hạn chế nên việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời.
![]() |
Hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại Thanh Hóa (Ảnh truyenhinhthanhhoa.vn) |
Lý giải những nguyên nhân của hạn chế trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, vì nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc học tập của con em vẫn còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Bên cạnh đó, các làng, bản có dân tộc thiểu số cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học.
Để việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày một tốt hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng như: Sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số trên hệ thống truyền thanh cấp huyện và cấp xã; tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về các thông tin thiết yếu ở các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sinh sống.
Đồng thời, tiếp tục thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng và thúc đẩy hoạt động hiệu quả mạng lưới này trên phạm vi toàn quốc để hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tin mới nhất

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng
Tin cùng chuyên mục

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc
