Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Địa phương 21/04/2023 20:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đời sống đồng bào dân tộc chuyển biến tích cực
Ngày 21/4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc ông A Lăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2022 và quý I năm 2023, tình hình đời sống, sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu tiếp tục chuyển biến tích cực; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, nhất là việc trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ được quan tâm đầu tư thực hiện từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực địa phương; công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành quan tâm; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh môi trường, từ đầu năm đến nay trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi không xảy ra dịch bệnh; tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định.
Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam, giảm 10% hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai xây mới và sửa chữa 60 công trình dân sinh phục vụ đời sống người dân miền núi; thực hiện giao khoán hơn 4.000 ha rừng tự nhiên cho người dân quản lý, bảo vệ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp, thường xuyên tác động ảnh hưởng của thiên tại; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 70 xã vùng đồng bào và miền núi tỉnh còn khá cao với 10.919 hộ nghèo/46.766 hộ dân, chiếm tỷ lệ 23,35%.
Cần đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng
Trong năm 2023, vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân bổ cho tỉnh Quảng Nam hơn 782 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3, tỉnh Quảng Nam giải ngân được 20 tỷ đồng từ nguồn vốn này của năm 2022 chuyển sang năm 2023. Trong năm 2022 và quý I/2023, việc triển khai thực hiện Chương trình này đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là các cơ quan Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, các địa phương rất lúng túng trong triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Ngoài ra, trong năm 2022, nguồn vốn này giải ngân thấp do vốn phân bổ vào đầu quý III, thời gian để giải ngân ngắn cùng với việc các địa phương thời điểm này gặp nhiều áp lực trong giải ngân các nguồn vốn đầu tư khác trong năm.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, tích cực của các sở, ngành và địa phương.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc |
Ông Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư và giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quảng Nam và các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chính sách. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được Đoàn công tác tổng hợp trình Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đưa đồng vốn đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù
