Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi

Huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ triển lãm, thương mại điện tử.
Đà Nẵng: Khai mạc tuần hàng OCOP và phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm

Xúc tiến thương mại hiệu quả thông qua các hội chợ, ngày hội OCOP

Giai đoạn 2018 – 2021, huyện miền núi Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) có 13 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP gồm 1 sản phẩm OCOP 4 sao là Chè dây Ra Zéh (xã Tư); 12 sản phẩm OCOP 3 sao gồm Chè dây hoa hồng, chè dây Za Reh chè dây Za Reh túi lọc, trà xanh Quyết Thắng; Rượu Tà Vạc Đông Giang; Mâm Mây Bhơ Hôồng; Túi xách, khăn choàng thổ cẩm. Dự kiến trong năm 2022, huyện sẽ có thêm 6 sản phẩm OCOP mới được cộng nhận đạt chuẩn 3 sao trở lên, nâng cấp sản phẩm ớt A Riêu muối từ 3 sao lên 4 sao.

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi
Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) được giới thiệu trong Ngày hội sản phẩm OCOP Quảng Nam tại thành phố Đà Nẵng

Ông Đỗ Hữu Tùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, để hỗ trợ người dân, hộ sản xuất kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác, trong thời gian qua, UBND huyện Đông Giang đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của địa phương. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua kênh hội chợ, ngày hội OCOP.

Đưa sản phẩm rượu Tà Vạc Đông Giang đi tham gia các chương trình hội chợ trong tỉnh Quảng Nam và một số địa phương ngoài tỉnh, ông Đinh Văn Đới – chủ cơ sở sản xuất rượu Tà Vạc Đông Giang (thôn Ra Đung, xã A Ting, huyện Đông Giang) cho biết ông đã tìm được một số đối tác, đại lý sản phẩm. “Là đặc sản của miền núi, những sản phẩm như của cơ sở chúng tôi gặp khó khăn hơn trong thương mại hóa sản phẩm. Vì vậy, những chương trình kết nối giao thương, hội chợ rất cần thiết để sản phẩm của chúng tôi đến được nhiều hơn với người tiêu dùng”, ông Đới nói.

“Các Hội chợ triển lãm giúp ớt A Riêu quảng bá rộng rãi. Chúng tôi tìm được các đại lý và được nhiều người tiêu dùng mua sản phẩm dùng thử thông qua các chương trình này”, ông Alang Diên – Đại diện HTX nông nghiệp Mà Cooih (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ và cho biết thêm đơn vị sẽ tiếp tục tham gia các hội chợ triển lãm để tăng cường giao thương trong tỉnh và các địa phương trong cả nước, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi
Huyện Đông Giang tích cực hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của địa phương thông qua các hội chợ, triển lãm (Ảnh: Khăn choàng thổ cẩm - Sản phẩm OCOP của tổ hợp tác thổ cẩm thôn A Reh- Đhơrôông, xã Tà Lu, huyện Đông Giang)

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Hồ Quang Bửu, các hội chợ triển lãm, ngày hội sản phẩm OCOP mang lại hiệu quả rất lớn cho các sản phẩm OCOP khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam. “Trong năm 2022, tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tiếp tục đi tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương để thương mại hóa hiệu quả các sản phẩm làm ra”, ông Bửu nói.

Đẩy mạnh đưa sản phẩm OCOP miền núi lên sàn thương mại điện tử

Ngoài quảng bá, kết nối giao thương trực tiếp, tỉnh Quảng Nam đang từng bước hỗ trợ các hộ sản xuất, hợp tác xã – chủ thể sản phẩm OCOP khu vực miền núi tiếp cận và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 180 sản phẩm OCOP lên sàn điện tử Postmart.vn, 170 sản phẩm OCOP lên sàn Voso.vn. Trong đó, bước đầu đã có những sản phẩm OCOP miền núi.

Ngoài ra, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP miền núi cũng đã chủ động tiếp cận với kênh bán hàng online, tận dụng hiệu quả các mạng xã hội để quảng bá và mở rộng tiêu thụ sản phẩm.

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi
HTX nông nghiệp Mà Cooih đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối ớt A Riêu qua 2 kênh chủ lực là hội chợ triển lãm và thương mại điện tử

Sản phẩm Muối ớt A Riêu của HTX nông nghiệp Mà Cooih là một trong những sản phẩm OCOP miền núi của huyện Đông Giang đưa lên sàn thương mại điện tử và đẩy mạnh bán hàng online qua các trang mạng xã hội.

Ông Alang Diên – Đại diện Hợp tác xã cho biết, thông qua các sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội đã giúp quảng bá rộng rãi sản phẩm muối rớt A Riêu. “Chúng tôi đã có nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm qua các mạng xã hội. Thông qua đó, chúng tôi cũng tiếp nhận các phản hồi, góp ý từ khách hàng để hoàn thiện chất lượng sản phẩm hơn”, ông Diên nói và cho biết thêm để phục vụ nhu cầu của thị trường ngoài việc hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, sắp tới, hợp tác xã có kế hoạch sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để đảm bảo nguồn hàng ổn định cung ứng ra ra thị trường.

“Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tại tỉnh, nhất là các hộ sản xuất sản phẩm OCOP miền núi đang làm quen với môi trường thương mại điện tử. Sau các hội chợ, chương trình kết nối giao thương trực tiếp thì thương mại điện tử chính là kênh thứ 2 giúp các giao dịch, giao thương của các hộ sản xuất sản phẩm OCOP tăng lên rất nhiều”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.

Trong năm 2022, UBND huyện Đông Giang tổ chức thành công Hội chợ trưng bày, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh với quy mô 20 gian hàng gồm 200 loại sản phẩm nông lâm thuỷ sản và thủ công mỹ nghệ mang những thương hiệu đặc trưng của các vùng, miền trong và ngoài huyện. Qua Hội chợ đã trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của địa phương.
Vũ Lê

Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ những kinh nghiệm trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực.
Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều ngay từ những ngày đầu tháng 4 để chuẩn bị cho mùa vải năm 2023 dự kiến sẽ được mùa với khoảng trên 180 nghìn tấn.
Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Chiều 2/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình giao lưu hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc).
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Lần đầu tiên 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã được đưa xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động