Sản phẩm OCOP Bắc Giang: Giúp người dân nâng cao thu nhập
Mỗi xã phường một sản phẩm-OCOP 06/02/2023 11:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quản Bạ - Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo Đắk Lắk: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột |
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Bắc Giang đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Có tới 45 thành phần dân tộc thiểu số nhưng sau hơn 4 năm nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, Bắc Giang đã đạt được một số kết quả nổi bật, đặc biệt góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo.
![]() |
Bắc Giang đã hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi gà đồi tập trung với quy mô lớn |
Theo số liệu thống kê, đến nay, toàn tỉnh có gần 250 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm được công nhận đều mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: Mỳ Chũ; mỳ Châu Sơn; rượu Vân; bún Đa Mai...
Không ít sản phẩm đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương và được người tiêu dùng yêu thích như: Gà đồi Yên Thế; vải thiều Lục Ngạn; vải sớm Phúc Hòa; mật ong Tây Yên Tử…
Đáng nói, các sản phẩm được công nhận OCOP đều có đầy đủ minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như: ISO 22000; HACCP; VietGAP; Global GAP… chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.
Câu chuyện về phát triển gà đồi Yên Thế góp phần xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi Yên Thế là ví dụ điển hình. Cùng với cây chè, gà đồi Yên Thế được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương. Từ các chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi gà hiệu quả. Tiêu biểu như mô hình của gia đình ông Nguyễn Đình Quý ở thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm.
Ông Quý cho biết, việc tham gia đề án phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế không chỉ là xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu. Riêng với gia đình ông, hàng năm cung cấp ra thị trường từ 10 - 15 nghìn con gà thương phẩm. Với giá bán hiện nay, mỗi năm ông thu trên 500 triệu đồng tiền lãi.
Từ nhiều năm nay, Bắc Giang đã hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi gà đồi tập trung với quy mô lớn, chất lượng không ngừng được nâng lên. Nhãn hiệu chứng nhận Gà đồi Yên Thế đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước gồm: Trung Quốc, Lào và Singapore. Năm 2022 được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận Gà đồi Yên Thế là món ăn được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021-2022).
Ngoài ra, một số sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh Bắc Giang như vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa đã được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc. Một số sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng gia công hoặc qua bên thứ ba như: Mỳ Chũ Green sang Nhật Bản; vải khô sang thị trường Trung Đông.
Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh có 350 - 400 sản phẩm OCOP; trong đó, khoảng 3 - 5 sản phẩm 5 sao; 50 - 60 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Đồng thời, phát triển thêm 2 - 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia, sản phẩm đạt 90 - 100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang - cho biết, để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Đồng thời, phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ chủ thể phát triển hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Thanh Hóa: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giúp Hợp tác xã phát triển bền vững

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Trưng bày 110 sản phẩm OCOP tại Triển lãm "Khát vọng Việt Nam"
Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Hà Tĩnh công bố thêm 41 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Phú Thọ: Tạo "bệ phóng" cho sản phẩm OCOP "vươn xa"

Longform | Bánh đa vừng Vĩnh Đức: Từ làng nghề truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Tiền Giang: Thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bền vững

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh

Đa dạng sản phẩm OCOP miền Trung hội tụ tại Bình Định

Đưa sản phẩm OCOP Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử

Quảng Bình: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi liên kết

Tiền Giang: Xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh

Hà Giang: Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống

Thanh Hóa: Tổ chức 36 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và ẩm thực dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Xúc tiến thương mại: Giải pháp hữu hiệu tiêu thụ sản phẩm OCOP Phú Quốc

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2023 có quy mô trên 200 gian hàng

75% sản phẩm OCOP Đồng Tháp lên sàn Thương mại điện tử

Sản phẩm OCOP: Sản phẩm đặc biệt cần cách quảng bá đặc biệt

Đồng Tháp: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, làng nghề

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP đến du khách

Hội chợ thủy sản và sản phẩm OCOP khu vực Duyên hải miền Trung diễn ra từ ngày 28/8- 3/9/2023
