Đắk Lắk: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột
Xúc tiến thương mại Chủ nhật, 11/12/2022 - 18:46
Lâm Đồng: Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại TP Đà Lạt |
Ngày 11/12, Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa phối hợp cùng Công ty CP Thực phẩm sạch Núi Xanh khai trương cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại địa chỉ 395 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột.
Hiện điểm bán đang trưng bày trên 40 sản phẩm OCOP cùng hơn 100 mặt hàng thực phẩm khô và rau xanh hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGap, định hướng phát triển trở thành siêu thị đặc sản OCOP, là điểm kết nối giao thương nông sản Việt các tỉnh, thành phố trong cả nước.
![]() |
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk. Ảnh Kim Bảo |
Hiện Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk cũng đã kết nối với Núi Xanh Mart để đưa các sản phẩm nông sản do HTX tỉnh sản xuất nhằm giới thiệu, bán các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 5 sao.
Ông Huỳnh Bài - Chủ tịch Liên Minh HTX tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng trong thời gian tới, hai bên sẽ cùng hợp tác xây dựng hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của các HTX thành viên đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Theo bà Hoàng Thị Thúy – Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm sạch Núi Xanh, việc khai trương điểm bán mới tại thành phố Buôn Ma Thuột góp phần hiện thực hóa chiến lược kinh doanh phân phối thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh thế mạnh về sản phẩm OCOP, khách hàng cũng có thể lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, rau củ quả tươi đạt chuẩn VietGAP, hải sản, cá thịt tươi mới mỗi ngày. Ngoài ra, điểm bán cũng có trưng bày thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô và các mặt hàng khác.
"Công ty kỳ vọng nơi đây sẽ là điểm đến của khách du lịch, phục vụ nhu cầu mua sắm người dân tiêu dùng hằng ngày. Ngoài ra, cửa hàng còn định hướng là nơi trưng bày hỗ trợ cho sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ đến với khách hàng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk", bà Thúy chia sẻ.
![]() |
Hiện điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột cũng đang triển khai chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Ảnh Kim Bảo |
Theo lãnh đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, việc mở điểm đại diện kết nối và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn nhằm góp phần quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn của địa phương. Điểm đại diện kết nối cũng sẽ góp phần giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thời gian đến, chính quyền sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp để liên kết chuỗi cung ứng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn thành phố.
Tin mới nhất

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ
Tin cùng chuyên mục

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao
