Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Với giá bán trung bình từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, cải kale hiện đã đem lại tiền triệu mỗi ngày cho gia đình.
Huyện Bắc Hà nâng cao thu nhập cho nông dân từ phát triển cây rau trái vụ, rau hữu cơ Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông

Đã có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp ở các bản làng mang trong mình khát vọng và ngọn lửa đam mê, sẵn sàng vượt qua khó khăn, để bắt đầu hành trình mới nhiều thử thách. Một trong những thanh niên tiêu biểu đó là anh Giàng Quáng Tiên, sinh năm 1993, người dân tộc Mông, ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà với mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ kết hợp làm du lịch trải nghiệm bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt anh trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày cho gia đình.

Nghe chuyện về anh thanh niên Giàng Quáng Tiên này rất nhiều, nhưng khi được tận mắt chứng kiến mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ kết hợp làm du lịch trải nghiệm của anh tôi càng thán phục. Tốt nghiệp Đại học Nông lâm, về công tác tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà, trải qua 5 năm công tác trong ngành nông nghiệp, bản thân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm lại sẵn có ngọn lửa đam mê ý tưởng khởi nghiệp từ trồng rau, củ, quả sạch kết hợp với du lịch trải nghiệm ngay chính trên vùng đất “Cao nguyên trắng” nơi anh sinh ra và lớn lên này.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Anh Giàng Quáng Tiền với ước mơ khởi nghiệp trên chính mảnh đất cao nguyên trắng nơi anh sinh ra và lớn lên

Trong những lần đi tập huấn cho bà con nông dân, đi nghiên cứu thị trường, được giao nhiệm vụ khảo sát về mức thu nhập của người nông dân để sản xuất rau màu, trồng cây ăn quả, anh có dịp gặp gỡ nhiều chủ trang trại mới học hết cấp hai, cấp ba, đã trở thành tỷ phú và thầm cảm phục về nghị lực, ý chí, và quyết tâm của họ. Bản thân mình được ăn học sao lại chưa làm được bằng họ, chính câu hỏi đó luôn thôi thúc trong anh. Năm 2021, anh quyết định nghỉ việc, dành nhiều thời gian lên mạng tìm hiểu, đi thực tế thăm quan học tập ở các trang trại Đà Lạt, Sơn La… và có dịp được làm việc chung với các chuyên gia người Hàn Quốc và từ đó anh đã tìm hướng đi mới cho riêng mình.

Anh chia sẻ: Nhớ lại thời gian khởi nghiệp, anh gặp rất nhiều khó khăn, trong đó ý tưởng làm giàu từ trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ mà kết hợp làm được du lịch nữa thì bị gia đình phản đối kịch liệt vì trên mảnh đất “Cao nguyên trắng” này chưa có mô hình nào làm như vậy. Hơn nữa, chi phí đầu tư rất tốn kém, mạo hiểm, trong khi cơ hội thành công thấp. Trong khi đó anh đang có công ăn, việc làm ổn định, sau bao ngày kiên trì thuyết phục cuối cùng gia đình cũng đồng ý.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày
Cải kale được trồng tại nông trại

Qua tìm hiểu thực tế, tỉnh, huyện có nhiều chính sách ưu đãi và thiên nhiên ở đây cũng ban tặng khí hậu mát mẻ, vùng đất tuy sỏi đá, đồi núi nhưng cũng tương đối màu mỡ này có tiềm năng để phát triển mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ kết hợp với làm du lịch trải nghiệm. Anh đã mạnh dạn thuê 30.000m2 đất của người dân trong thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình để thực hiện ước mơ.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Khu nhà sàn anh làm để trưng bày các sản phẩm của nông trại kết hợp với du lịch

Nói là làm, Tiên nhờ bố mẹ, anh em, bạn bè vay mượn ban đầu 500 triệu đồng để khởi nghiệp. Trên diện tích canh tác, anh chia thành các khu như: Xây dựng khu nhà sàn để trưng bày các sản phẩm nông trại, cho khách đến thăm quan trải nghiệm hái rau, củ, quả và nấu ăn ngay tại nông trại; khu trồng các loại cây ăn quả như lê, mận; khu trồng các loại rau cải cầu vồng, dâu tây, cà chua. Đặc biệt anh dành hẳn 15.000m2 để trồng cải kale, loại rau mà anh đặc biệt yêu thích và lấy tên khu nông trại của anh là Kale Farm...

Theo anh Tiên chia sẻ: Cây cải kale từ khi xuống giống cho tới ngày được thu hoạch lá khoảng 2 tháng. Đây là loại cây trồng dài ngày và cho sản phẩm quanh năm, hiện tại mỗi ngày gia đình anh đang thu hoạch khoảng 100- 120kg lá rau cải xoăn kale. Được thị trường rất ưa chuộng, sản phẩm trồng đến đâu được thương lái vào tận vườn thu mua đến đó, có thời gian cao điểm, 1kg cải xoăn kale có giá tại vườn lên tới 50.000 đồng.

Với giá bán trung bình từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, loại rau này hiện đã đem lại tiền triệu mỗi ngày cho gia đình. Đặc biệt cải xoăn kale là loại rau được đánh giá khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Bắc Hà nên rất ít sâu bệnh, rau ăn rất mềm, ngon không bị cứng như trồng ở những nơi khác và đã được các chuyên gia đánh giá, kiểm tra mẫu đất, mẫu nước, mẫu sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên an toàn cho người sử dụng.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày
Bột cải kale uống liền của anh đã được kiểm nghiệm về chất lượng

Sản phẩm cải kale của gia đình anh được tiêu thụ phần lớn tại thị trường Lào Cai, Hà Nội, ngoài ra anh còn chế biến cải kale để làm bún xây dựng thương hiệu bún kale Bắc Hà, bột kale uống liền, bánh bao kale, bánh quy kale, du khách đến trải nghiệm còn chụp ảnh cùng cải kale. Hiện cải kale đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, có giá bán tại vườn khá cao và ổn định.

Đối với cây ăn quả, anh đầu tư mua giống dâu tây Pháp, giống cà chua beef, cà chua Alamina, là giống chịu nhiệt tốt, phát triển nhanh, ít sâu bệnh về trồng thử nghiệm tại nông trại. Những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình học hỏi, tìm tòi, mô hình trồng dâu tây Pháp, cà chua beef, cà chua Alamina của anh đã cho kết quả tốt ngay từ vụ đầu tiên thu hoạch. Với tiêu chí không hóa chất, không thuốc tăng trưởng, sản lượng thu hoạch cà chua bình quân đạt 1-2,5 tấn trên vụ với giá bán từ 25-30 nghìn đồng/kg.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Dâu tây Pháp được anh trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ

Dâu tây bán với giá 200-250 nghìn đồng/kg chủ yếu cho khách du lịch đến hái và trải nghiệm ăn luôn tại vườn. Các loại quả đều có màu sắc đẹp, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, có độ cứng tương đối nên dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Đặc biệt khi khách đến thăm quan nông trại của anh và trải nghiệm thu hái cải kale, cải cầu vồng, dâu tây, cà chua có thể ăn luôn tại vườn là điều thích thú nhất đối với du khách.

Bên cạnh trồng cây ăn quả, cải kale anh còn trồng các loại rau khác nhau, trong đó có xà lách, cải ngọt, cải canh, bắp cải, cải bản địa ... bình quân 35-50 ngày đã có thể thu hoạch một lứa. Hiện sản phẩm rau sạch của anh chủ yếu các thương lái vào tận vườn mua và cung cấp cho các cửa hàng bán thực phẩm sạch, bán lẻ đến tận người tiêu dùng. Đặc biệt, nhờ nhanh nhạy trong khâu tiếp thị sản phẩm nên rau sạch của anh luôn được khách hàng tín nhiệm, yên tâm đặt hàng.

Anh Tiên chia sẻ: Trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ không quá khó, muốn sản xuất được cần phải siêng năng, chịu khó, vượt qua khó khăn nhất là lại làm trên mảnh đất “cao nguyên trắng” này thì lại càng phải tuân thủ theo quy trình sản xuất. Mọi công đoạn từ khâu chọn giống cây trồng, phân bón, đến đường ống dẫn nước tưới... đều được sử dụng đúng quy trình, đảm bảo sản phẩm thu hoạch phải sạch, an toàn cho người sử dụng ngay kể cả khi hái ăn tại vườn. Để đáp ứng yêu cầu này, một trong những khâu khá quan trọng đối với việc trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ là vấn đề nước sạch, phải cung cấp đầy đủ và thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, ủ phân hữu cơ theo đúng quy trình kỹ thuật để bón cho cây.

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày
Du khách đến thăm quan, trải nghiệm và ngồi ăn ngay tại vườn

Ngoài trồng rau, củ, quả anh còn kết hợp chăn nuôi gà, vịt, lợn ngay tại nông trại với mục đích nuôi gà, vịt, lợn vừa lấy nguồn phân hữu cơ, vừa tận dụng các loại lá rau bị già cho chúng ăn. Đặc biệt khi khách đến thăm quan, trải nghiệm mô hình hái rau, củ, quả của anh có thể thưởng thức luôn thực phẩm sạch ngay tại chỗ. Mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ kết hợp với làm du lịch trải nghiệm của anh Tiên hiện đang được rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, hộ gia đình nông dân đến thăm quan trải nghiệm và học tập. Anh là tấm gương điển hình cho sự nỗ lực vượt qua khó khăn khởi nghiệp ngay chính quê mình.

Lưu Hòa

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động