Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Nậm Đét là xã tiên phong đi đầu trong việc đat chứng nhận quế hữu cơ quốc tế của tỉnh Lào Cai, mở đầu cho xu hướng sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Phát triển cây quế hữu cơ: Hướng đi mới giảm nghèo bền vững ở vùng cao Nậm Lúc Lào Cai: Cây quế giúp xóa đói, giảm nghèo

Với 1.323,6 ha, chiếm 70,9% tổng diện tích quế toàn xã Nậm Đét đang được canh tác và được công nhận là đạt quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung bình, giá bán mỗi kg quế hữu cơ khô đã qua sơ chế hiện nay là 72.000 - 75.000 đồng, cao gấp 3 lần so với 3 đến 4 năm về trước. Sản phẩm quế hữu cơ Nậm Đét đã có mặt tại các thị trường quốc tế như Mỹ, châu Âu…

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dẫn cách sơ chế quế thành các mặt hàng có giá trị như quế ống sáo, ống điếu, quế thuốc lá, chặt vuông…
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dẫn cách sơ chế quế thành các mặt hàng có giá trị như quế ống sáo, ống điếu, quế thuốc lá, chặt vuông…

Giá trị gia tăng từ chứng nhận quế hữu cơ

Nậm Đét là xã miền núi xa xôi của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Người dân sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả và nghèo đói. Phụ nữ dân tộc thiểu số lại càng phải chịu nhiều thiệt thòi hơn do những định kiến từ lâu đời về vai trò nữ giới trong xã hội. Ngày nay, Nậm Đét đã vươn lên một cách kỳ diệu trở thành một xã nông thôn mới điển hình.

Từ một nơi trồng quế theo từng hộ gia đình, bán vỏ quế chất lượng thấp, giá rẻ cho những thương lái nhỏ lẻ, các hộ dân đã liên kết lại thành tổ nhóm, hợp tác xã để cùng sản xuất và kinh doanh quế hữu cơ giá trị cao, bán hàng theo thỏa thuận với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Chìa khóa của sự thành công ở đây chính là hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ.

Các hộ nông dân trồng quế xã Nậm Đét đồng loạt bảo nhau đi học tại các lớp tập huấn do các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã tổ chức về kỹ thuật trồng, chăm sóc quế theo hướng hữu cơ, quản lý theo một quy trình thống nhất
Các hộ nông dân trồng quế xã Nậm Đét đồng loạt bảo nhau đi học tại các lớp tập huấn do các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã tổ chức về kỹ thuật trồng, chăm sóc quế theo hướng hữu cơ, quản lý theo một quy trình thống nhất

Nhờ vào hiệu quả của việc hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ tại Nậm Đét mà giá quế ở Bắc Hà đã liên tục tăng trong những năm qua. Xã Nậm Đét đã có điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Mặc dù là một xã miền núi vùng sâu của huyện Bắc Hà nhưng Nậm Đét hôm nay đã trở thành một xã thịnh vượng.

Với những lợi ích về kinh tế từ cây quế, trên địa bàn xã hiện nay đã không còn nhà tạm, dột nát; 83% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn. Nậm Đét được mệnh danh là “xã của những ngôi biệt thự” với 65-73% số hộ có nhà kiên cố, nhà tầng. Tất cả các hộ dân ở đây đều có xe máy, nhiều hộ có ô tô nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.

Các hộ nông dân trồng quế xã Nậm Đét đồng loạt bảo nhau đi học tại các lớp tập huấn do các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã tổ chức về kỹ thuật trồng, chăm sóc quế theo hướng hữu cơ, quản lý theo một quy trình thống nhất

Nông dân trồng quế xã Nậm Đét đã thay đổi tư duy sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế Lào Cai trên thị trường.

Có thể nói trồng quế ở Nậm Đét đang có sự kết hợp hài hòa giữa tri thức bản địa với khoa học kỹ thuật để tạo dựng giá trị mà cây quế mang lại cho người dân địa phương. Cây quế sau 3 đến 5 năm trồng đã bắt đầu cho thu hoạch từ việc tỉa cành, lá; sau 7 đến 10 năm có thể chặt tỉa và sau 14 đến 15 năm thu hoạch một phần hoặc thu hoạch trắng để lấy vỏ và trồng lại. Mỗi ha quế trong một chu kì khoảng 10 đến 12 năm cho thu nhập khoảng 800-900 triệu đồng.

Để đạt được giá trị từ cây quế thì các hộ, nhóm hộ trồng quế nằm trong danh sách được chứng nhận hữu cơ đã ứng dụng tốt quy trình sản xuất quế theo hướng bền vững đã được đơn vị chuyên môn tập huấn. Đặc biệt, trong quá trình trồng, người dân chú ý tăng cường độ phì nhiêu của đất, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại tổng hợp, phân bón tổng hợp, thay vào đó là sử dụng phân, thuốc có gốc sinh học, thậm chí là phát, nhổ cỏ bằng phương pháp thủ công. Người dân đã tiến hành tỉa thưa cành, cây con, tạo điều kiện tốt nhất để cây phát triển.

Trong quá trình thu hoạch, bóc tách vỏ quế khỏi thân cây hoặc phơi khô, vận chuyển vỏ quế đều chú ý tránh, giảm va đập, hoặc tiếp xúc với nền đất, vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Qua nghiên cứu, đánh giá của nhiều tổ chức thì chất lượng tinh dầu quế của Lào Cai nói chung, Nậm Đét nói riêng đều đạt và vượt các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu.

Các hộ trồng quế trong xã Nậm Đét đã đưa máy móc vào sơ chế quế tạo ra các sản phẩm có giá trị cao
Các hộ trồng quế trong xã Nậm Đét đã đưa máy móc vào sơ chế quế tạo ra các sản phẩm có giá trị cao

Hợp tác và gắn kết

Cùng với những thành tích về kinh tế, các cộng đồng người dân tộc Dao ở các thôn, bản của xã Nậm Đét đã gắn bó với nhau, đoàn kết cùng nhau chia sẻ cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là cách sơ chế quế, hướng dẫn cùng nhau chăm sóc quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Thông qua quá trình hợp tác trong sản xuất kinh doanh quế. sự gắn kết giữa các hộ dân trong sản xuất và đời sống ngày càng được nâng cao khi họ tham gia vào những tổ chức địa phương được hình thành trong chuỗi giá trị quế hay trong hợp tác xã quế hữu cơ Nậm Đét.

Đặc biệt, nhờ tham gia vào tổ nhóm sản xuất kinh doanh quế hay hợp tác xã mà vai trò của người phụ nữ dân tộc Dao ở Nậm Đét đã được cải thiện. Nếu như trước đây, phụ nữ người dân tộc thiểu số nói chung, phụ nữ dân tộc Dao nói riêng chỉ biết đến việc sinh con đẻ cái và làm công việc trong nhà, thì nay vẫn là lao động nhưng đã tạo ra khối lượng của cải vật chất, mang lại giá trị kinh tế, được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Những hoạt động tập thể như thế này đã và đang giúp nhiều chị em nâng cao năng lực, gạt bỏ tự ti, nỗ lực vươn lên, khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Hay với nhiều gia đình nơi đây, quan niệm việc nhà là của phụ nữ đã dẫn thay đổi. Không phân biệt công việc của ai, ai phải làm mà tất cả đều là sự chia sẻ, bình đẳng để cùng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong khi chị Bàn Thị Chạn, thành viên tổ nhóm nông dân cùng sở thích trồng quế thôn Bản Lắp làm cỏ cho nương quế thì chồng chị, anh Triệu A Sềnh cùng con rửa bát, nấu cơm, giặt quần áo… Tương tự như vậy, gia đình anh Đặng Văn Hán, chị Đặng Thị Tâm ở thôn Cốc Đào cũng thường xuyên chia sẻ công việc nhà với nhau, lau nhà, giặt quần áo,… anh Hán đều làm đỡ cho vợ.

Bảo vệ đất rừng và giữ sạch nguồn nước thôn bản

Đặc biệt phát triển chuỗi giá trị quế theo hướng sản xuất hữu cơ còn đem lại những thành tựu quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường ở địa phương, giúp tăng thêm tính bền vững của mô hình này. Một trong những nguyên tắc để đạt được chứng nhận quế hữu cơ là không xâm lấn rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ để canh tác hữu cơ. Nhờ vậy, xã Nậm Đét đã không chỉ duy trì mà còn tăng được độ che phủ rừng. Nhiều diện tích nương sắn, ngô đã chuyển đổi rừng trồng quế.

Trong quy trình sản xuất quế hữu cơ, 100% các hộ đều cam kết thực hành không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây quế. Điều nay đã góp phần bảo vệ chống xói mòn và bồi dưỡng sự màu mỡ cho đất rừng, hạn chế ô nhiễm các nguồn nước suối khe trong khu vực, đảm bảo môi trường tự nhiên sạch các hóa chất độc hại đối với người và vật nuôi trong vùng.

Nam giới và phụ nữ ở xã Nậm Đét bình đẳng hơn về giới, kể cả công việc nhà và chăm sóc con cái khi tham gia các lớp tập huấn về phát triển quế hữu cơ và bình đẳng giới
Nam giới và phụ nữ ở xã Nậm Đét bình đẳng hơn về giới, kể cả công việc nhà và chăm sóc con cái khi tham gia các lớp tập huấn về phát triển quế hữu cơ và bình đẳng giới

Hình thành và nhân rộng diện tích cấy quế, nhất là những cánh rừng quế đã được chứng nhận hữu cơ; tăng sản lượng, chủng loại sản phẩm chế biến từ nguyên liệu quế hữu cơ đã và đang là hướng đi đúng đắn tại xã Nậm Đét.

Hướng đi này để phát triển một cách bền vững rất cần sự chung tay tích cực và thiết thực hơn nữa từ nhiều phía, trong đó có người dân, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý để chắp cánh cho sản phẩm quế tại xã Nậm Đét nói riêng và sản phẩm quế Lào Cai vươn xa thị trường quốc tế.

Lưu Hòa

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động