Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Huyện Điện Biên Đông: Công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Thiếu hụt thông tin ở nhiều vùng, miền

Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Năm 2020, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam cho thấy: Những năm gần đây, tài sản của hộ gia đình dân tộc thiểu số đã được cải thiện khá nhanh chóng cả về chủng loại và giá trị so với năm 2015.

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo
Ngày càng nhiều phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi tự tin bán hàng qua mạng

Trong đó, mức độ sử dụng điện thoại, bao gồm điện thoại cố định và di động, đặc biệt là điện thoại thông minh, máy vi tính, có kết nối internet có thể phản ánh mức độ tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất và đời sống của hộ gia đình dân tộc thiểu số. 92,5% hộ gia đình dân tộc thiểu số có sử dụng điện thoại, tăng 17 điểm phần trăm so với năm 2015 là 75,6%.

Đáng nói, trong các vùng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số sử dụng điện thoại thấp nhất 84,6%. Một số dân tộc thiểu số vẫn có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện thoại khá thấp, đặc biệt hộ gia đình dân tộc thiểu số do nữ là chủ hộ, như La Hủ 34,6%, Chứt 51,0%, Rơ Măm 54,8%, Bru Vân Kiều 63,6%, Xơ Đăng 65,2% và Ba Na 68,5%.

Về sử dụng máy vi tính, 10,3% hộ gia đình dân tộc thiểu số có sử dụng, tăng +2,6 điểm phần trăm so với năm 2015 (7,7%). Tương tự như sử dụng điện thoại, khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số có sử dụng máy vi tính thấp nhất 5,0%, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 5,7%. 29/53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng máy vi tính dưới 5%.

Ngoài ra, do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các khu vực biên giới, vùng núi, nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế nên còn nhiều rào cản khiến đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin.

Thêm vào đó, một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa không biết tiếng phổ thông cũng là rào cản khiến đồng bào dân tộc thiểu số khó tiếp cận thông tin thông qua các ấn phẩm in...

Nhận định của giới chuyên gia, việc hạn chế tiếp cận thông tin là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo luôn thường trực.

Cần phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Chuyển đổi số trở thành xu hướng chung của quốc tế cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân và được xem như cách để tồn tại trong thế giới số hiện nay.

Tại Việt Nam, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia với 8 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực quan trọng cần chuyển đổi số của Việt Nam trong thời gian tới.

Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Tiểu dự án “Giảm nghèo thông tin” (thuộc Dự án 6) xác định việc tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tiểu dự án đặt mục tiêu đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

Đại diện Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng điểm giai đoạn tới là thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ người nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin để họ chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo, từng bước hòa nhịp chuyển đổi số quốc gia.

Nhiều địa phương đã tích cực triển khai, điển hình như tại Quảng Nam, tỉnh này xây dựng phần mềm trực tuyến riêng để quản lý hồ sơ, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua đó công khai minh bạch danh sách và kiểm soát chặt chẽ số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, diễn biến nghèo của từng địa phương.

Hay tại xã Vi Hương (Bắc Kạn), chuyển đổi số giúp người dân tạo môi trường kết nối chia sẻ nhờ những nguồn lực sẵn có như zalo, xây dựng trang web bán nông sản trên facebook, trên các sàn thương mại điện tử Postmar, shopee, Postmart, vận chuyển hàng hóa cho bà con… Doanh thu từ bán nông sản của bà con tăng từ 1 - 2 triệu lên 4 - 5 triệu đồng.

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo
Để chuyển đổi số thành công cần có sự đầu tư nguồn lực

Các chuyên gia khẳng định, thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng với người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Một trong những nhiệm vụ trọng điểm giai đoạn tới là thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin để họ chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo, từng bước hòa nhịp chuyển đổi số quốc gia.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), để chuyển đổi số thành công, cần phải có sự đầu tư nguồn lực, quyết tâm thực hiện của tất cả thành phần trong xã hội, đặc biệt phải khắc phục ngay những hạn chế hiện nay.

Các địa phương tập trung vào nhiều giải pháp như: Phát triển hạ tầng số, hạ tầng cáp quang băng rộng, dịch vụ Internet cáp quang băng rộng đến khu vực hợp tác xã phục vụ triển khai ứng dụng số, kết nối, lựa chọn các nền tảng hỗ trợ; thúc đẩy chuyển đối số, ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất, triển khai mô hình điểm và chính sách hỗ trợ mô hình điểm cho các hợp tác xã chuyển đổi số...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có nội dung: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với mục tiêu nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin góp phần giảm nghèo thông tin; thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong cả nước.
Thanh Tâm

Tin mới nhất

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Táo mèo, loài cây hoang dại vùng cao Yên Bái đang trở thành cây chủ lực giúp đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo, làm giàu và xây dựng chuỗi hàng hóa bền vững.
Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Sau gần 5 năm triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai đã từng bước tạo dựng hệ sinh thái tiêu thụ hàng hóa cho vùng đồng bào dân tộc.
Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong là minh chứng sống động về tinh thần khởi nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho bà con.
Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Từ một dược liệu quý hiếm, đông trùng hạ thảo đã trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa sinh kế mới cho bà con vùng cao trên chính mảnh đất quê hương.
Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La chủ động chuẩn bị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu cho vụ mùa năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Trên 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nông sản Yên Bái đơm trái ngọt từ những chính sách đúng hướng và bàn tay cần mẫn của đồng bào các dân tộc.
Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Từ gian bếp vùng cao đến thị trường cả nước, thịt trâu gác bếp Phong Sương giúp người phụ nữ dân tộc Thái dựng lại sinh kế, bền lòng vượt khó.
Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều loại nông sản vùng cao như xoài, chanh leo... vươn tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, EU, Anh...
Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Từ những gánh hàng nhỏ bé trong thôn bản heo hút đến gian hàng trưng bày sản phẩm sáng rực giữa vùng cao, Bắc Kạn đang từng bước kiến tạo hệ sinh thái bền vững.
Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Nhiều sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa đã được người tiêu dùng đón nhận tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025).
Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là câu chuyện khởi nghiệp bền bỉ của cô Triệu Thị Tá, người đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Từ bàn tay của bà con đồng bào Sơn La, trái dâu tây đã bén rễ "vựa trái cây" miền Bắc, trở thành một sản phẩm chủ lực có giá trị cao, tràn đầy cơ hội xuất khẩu.
Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Bằng chất lượng, câu chuyện văn hoá vùng miền, thông qua kênh thương mại điện tử, sản phẩm vùng dân tộc và miền núi sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Mobile VerionPhiên bản di động