Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về tầm quan trọng của giá trị tích hợp du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Tháo gỡ các điểm nghẽn khiến du lịch Việt Nam đi trước về chậm Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung rà soát cơ chế, chính sách để du lịch phát triển đồng bộ, hiện đại

Sức sống mới tại khu vực nông thôn

Du lịch nông nghiệp nông thôn là xu thế ngày càng được ưa chuộng. Loại hình du lịch này đã hình thành từ rất lâu gắn liền với những tên gọi khác nhau như: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch nông trại, kỳ nghỉ đồng quê, homestay…

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã khẳng định: Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế giá trị phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Đồng thời nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng bổ sung nội dung này vào phát triển của từng vùng.

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Thời gian qua, loại hình du lịch này ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ mang lại sắc thái mới, sức sống mới tại khu vực nông thôn. Qua thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động trải dài từ miền Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều mô hình phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách. Nhiều bà con dân tộc thiểu số ở các bản làng xa xôi, heo hút trở nên tự tin, năng động hơn nhờ làm du lịch. Nhiều cộng đồng làng quê hồi sinh, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cuộc sống văn minh hơn nhờ làm du lịch.

Nông lâm, thủy sản, ngành nghề truyền thống tăng thêm giá trị trở thành đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP nhờ vào du lịch. Những cánh đồng lúa, ruộng bậc thang, vườn cây, sông suối, ao hồ, làng chài… đều được nối kết thành điểm đến đặc sắc trên hành trình trải nghiệm. Tri thức, văn hóa bản địa, ẩm thực dân gian, nghi lễ truyền thống… được đánh thức nhờ vào du lịch.

Đặc biệt, giá trị của du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, kinh tế cho địa phương mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác. Đó là định vị hình ảnh nông nghiệp Việt Nam sinh thái bốn mùa hoa trái thông qua đó tiếp thị quảng bá nông sản ngay tại nông trại, ruộng vườn.

Đồng thời giới thiệu hình ảnh nông thôn Việt Nam vào văn hóa, người dân nông thôn Việt Nam đôn hậu, hiền hòa, hiếu khách. Đó là tính cấu kết cộng đồng cùng nhau xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp; cùng nhau giữ gìn đồng quê, nơi khơi gợi tình yêu với nông nghiệp, thiên nhiên với người nông dân, là tư duy tích hợp đa giá trị trong không gian kinh tế nông thôn hướng đến những làng quê đáng sống, đáng quay về.

Tuy nhiên du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những hạn chế. Nhiều địa phương chưa nhìn thấy hết tiềm năng từ loại hình du lịch này và chưa hình dung hết, còn thiếu quan tâm, tạo điều kiện chăm chút, hoàn thiện để phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn; các mô hình còn mang tính tự phát, sao chép lẫn nhau, thiếu gắn kết.

Không ít điểm du lịch chưa có sự hợp tác với nhau, chưa quan tâm chia sẻ với cộng đồng; hoạt động quảng bá, kết nối, tư vấn chưa được định hướng; cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thể trở thành động lực để phát triển một ngành du lịch vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa mang lại giá trị cuộc sống.

Phát triển theo hướng bền vững, bao trùm

Từ thực tế của du lịch nông thôn, tại Hội nghị toàn quốc về du lịch sáng nay (15/3), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng đã có những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

Trong đó Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về tầm quan trọng của giá trị tích hợp du lịch nông nghiệp, nông thôn, một phân ngành của kinh tế du lịch. Với cách tiếp cận này, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần xem xét chính thức đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn vào chương trình du lịch quốc gia để quảng bá và kích hoạt góp phần làm phong phú hơn tài nguyên du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tư duy phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cần phải theo hướng "đa dạng trong sự thống nhất, đa dạng về sản phẩm, điểm đến gắn với đặc trưng vùng miền, nhưng thống nhất về chiến lược kết nối và hỗ trợ". Về cách thức tổ chức cần phân bổ nguồn lực, tăng cường vai trò tư vấn của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia quan tâm tới du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Về quy hoạch, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiến nghị cần phải được quan tâm, đặc biệt là đưa quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn trở thành một loại hình du lịch chính trong Quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia. Quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn cần dựa trên cơ sở tài nguyên nông nghiệp, nông thôn, giá trị cảnh quan, làng nghề, ẩm thực, văn hóa đa dạng. "Đây là điều kiện và tiền đề rất quan trọng để cơ cấu lại du lịch nông nghiệp, nông thôn; cơ sở để các địa phương phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông thôn, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước"- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Ngoài ra, cần phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo. Cùng với đó là tạo không gian đổi mới, sáng tạo, hình thành sản phẩm mới (xanh và bền vững), gắn với thị hiếu của người tiêu dùng, trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, tri thức bản địa của từng địa phương.

Vấn đề kết nối trong du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc biệt quan trọng. Ông Lê Minh Hoan cho rằng, cần đẩy mạnh sự kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành các "điểm đến vệ tinh" với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.

Thay đổi cách thức về quảng bá, giới thiệu du lịch nông nghiệp, nông thôn ở cả tầm quốc gia và địa phương. Thúc đẩy chương trình quốc gia về xúc tiến du lịch nông nghiệp nông thôn, dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương. Bên cạnh các hoạt động xúc tiến khách du lịch lữ hành, du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng cần trở thành một điểm nhấn, một sự kiện trọng tẩm ở tầm quốc gia.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh thêm, cần tập trung tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách để du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đặc biệt là chính sách đất đai, thu hút đầu tư vào du lịch. Bên cạnh đó, sự đa dạng và đặc thù của du lịch nông nghiệp, nông thôn yêu cầu mỗi địa phương cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, dựa trên điều kiện và yêu cầu của từng địa phương, từng loại hình du lịch. "Các chính sách hỗ trợ về phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, văn hóa, môi trường... cũng phải được xem xét, lồng ghép để hỗ trợ, hình thành các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn" - ông Lê Minh Hoan kiến nghị.

Bảo Thoa

Tin mới nhất

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Nhờ tích cực triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo.
Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Nhằm cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn, tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023.
Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Ngày 25/5, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội nghị Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La.
Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã hết khó khăn nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ họ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn...
Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều tỉnh, thành phố, nhất là khu vực miền núi đã hình thành các vùng sản xuất lớn, thay đổi tư duy canh tác...

Tin cùng chuyên mục

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Sự lên xuống thất thường của giá các loại nông sản thế mạnh khiến đời sống của người dân miền núi Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, mang lại lợi ích bền vững.
Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Nhiều hợp tác xã ở vùng miền núi Nghệ An do người dân tộc thiểu số làm chủ, đã mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho bà con đồng bào dân tộc địa phương.
Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Du lịch trên sông Chảy từ thôn Trung Đô xã Bảo Nhai đến Hồ Thủy điện xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đã từng là tour thu hút rất đông khách du lịch.
Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Bà Lê Thị Nga – Tổng Giám đốc Công ty CP Ong Tam Đảo (Honeco) đã chia sẻ với phóng viên về giải pháp để xuất khẩu thành công mật ong thương hiệu Việt.
Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai góp phần quảng bá sản phẩm chè, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Nhờ triển khai tích cực Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông sản của Hoà An đã tìm được thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay 100% xã tại huyện Hoà An có điện lưới, đường ôtô đến tận trung tâm
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Du lịch sinh thái với nền tảng du lịch cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch được tỉnh Nghệ An tập trung phát triển trong nhiều năm qua.
Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Các cựu chiến binh huyện Bảo Thắng - Lào Cai phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Được cha ông để lại cùng với sự cố gắng nỗ lực cải tạo, trồng mới trên 3ha chè Shan tuyết hữu cơ đã và đang đem lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình anh Niêu.
Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với du lịch, giờ đây đồng bào vùng cao núi đá Hà Giang đã từng bước xóa đói giảm nghèo.
Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Với 17 mã số vùng trồng được Hoa Kỳ cấp mã số, diện tích 205 ha, năm nay, Bắc Giang dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 1.500 tấn quả vải thiều.
Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Góp sức giữ vững thương hiệu du lịch, miền cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững.
Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế khẳng định là cây chủ lực giảm nghèo, góp sức xây dựng nông thôn mới vùng cao Cốc Ly ngày một khởi sắc, trù phú.
Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Hội nghị cũng tập trung thảo luận về các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ rừng, báo cáo, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Trứng kiến là món ăn được ưa thích của người dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Những ngày tháng 4, 5 hàng năm chính là vụ thu hoạch của sản vật độc đáo này.
Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Nậm Đét là xã tiên phong đi đầu trong việc đat chứng nhận quế hữu cơ quốc tế của tỉnh Lào Cai, mở đầu cho xu hướng sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

18.700 tấn trái cây, tương đương 25,26 triệu USD sẽ được Sơn La xuất khẩu trong năm 2023, tăng 26,15% so với năm 2022.
Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

20.000 cây gỗ lớn thay thế cây keo không chỉ giúp người dân huyện Hòa Vang có sinh kế bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống lũ lụt, sạt lở.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động