Gia Lai: Cải tạo vườn tiêu trồng hoa cúc công nghệ cao lãi trăm triệu mỗi năm

Giá tiêu bấp bênh, anh Võ Văn Luân (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi vườn tiêu sang trồng hoa cúc công nghệ cao và đã thu về tiền tỷ mỗi năm.
Hiệu quả của việc sử dụng đèn Led trong trồng hoa cúc Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nằm ở thủ phủ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai), như bao gia đình khác, gia đình anh Võ Văn Luân (SN 1988, trú tại thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cũng nhiều năm liền trồng hồ tiêu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, giá tiêu trên thị trường bấp bênh, trong khi năng suất trồng không cao, vườn tiêu liên tục mất mùa, anh Luân sốt ruột khi nhìn công sức bỏ ra đổ sông đổ biển.

Chuyển từ trồng tiêu sang trồng hoa cúc, thanh niên Gia Lai thu lãi trăm triệu
Trồng tiêu không còn là lựa chọn tối ưu, anh Võ Văn Luân chuyển qua trồng hoa cúc công nghệ cao

Năm 2018, tình cờ trong gia đình có anh Trần Ngọc Tùng (SN 1989, em rể anh Luân) vừa đi học tập, tham khảo mô hình trồng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) trở về, anh Tùng và anh Luân đã quyết định “đánh liều” gom góp vốn liếng hàng trăm triệu đồng để cải tạo vườn tiêu sang nhà lồng để trồng hoa cúc công nghệ cao trên đất đỏ bazan

Ban đầu, anh Tùng và anh Luân trồng thử nghiệm ở diện tích hơn 500m2. Kết quả khả quan ngoài mong đợi khi cây hoa phát triển rất tốt, bông nở to, đẹp. Từ đó, 2 anh em đã đầu tư kinh phí nhằm mở rộng diện tích trồng hoa hướng đến việc kinh doanh, cung cấp cho thị trường.

“Cúc Đà Lạt là giống cây ngắn ngày, dễ chăm sóc, kháng bệnh tốt. Cùng với đó, thổ nhưỡng ở Gia Lai rất phù hợp cho cây phát triển. Từ những tín hiệu tích cực từ năng suất trồng thí điểm cũng như dư địa thị trường, chúng tôi đã mở rộng diện tích trồng lên đến 4.000 m2 với hệ thống nhà lồng bài bản”, anh Luân chia sẻ. May mắn, sau khi mở rộng diện tích trồng, vụ hoa đầu tiên, anh Luân và anh Tùng trúng lớn. “Do hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên sức mua của người dân trong và ngoài huyện Chư Sê tăng mạnh. Nhờ vậy, sau vụ hoa đó, chúng tôi thu về hơn trăm triệu đồng”, anh Luân thông tin.

Với thành công đó, năm 2020, hai anh em tiếp tục đầu tư 500 triệu đồng để mở rộng thêm 7.000 m2, xây dựng nhà kính hiện đại. Trong đó, có hơn 2.000 m2 là trồng trong nhà kính, còn lại được trồng ở ngoài.

Hiện trung bình mỗi sào (1.000m2) là trồng được hơn 70.000 cây cúc. Hầu hết giống hoa được anh trồng là cúc Kim cương vàng. Để có hoa thường xuyên, mỗi tháng anh Luân phải đảm bảo xuống giống mới. Và xuống giống bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau (âm lịch). Mỗi sào đất vườn trồng được 3 vụ hoa/năm. Trồng sau 3 tháng sẽ thu hoạch, song tiếp tục xuống giống.

Chuyển từ trồng tiêu sang trồng hoa cúc, thanh niên Gia Lai thu lãi trăm triệu
Cúc Đà Lạt là giống cây ngắn ngày, dễ chăm sóc, kháng bệnh tốt, cộng với đó, thổ nhưỡng ở Gia Lai rất phù hợp cho cây phát triển

Anh cũng cho biết thêm, từ khi trồng hoa trong nhà kính đã không còn bị phụ thuộc vào thời tiết như trước đây nữa. Với khí hậu 2 mùa mưa và nắng như ở Gia Lai sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho những người trồng hoa. Mùa mưa khiến hoa dễ bị chết do ngập úng, còn mùa nắng thì hoa cũng bị héo tàn. Giờ trồng hoa trong nhà kính những hạn chế đó đã được khắc phục.

“Ngoài thời tiết, trồng hoa trong nhà kính còn ngăn chặn được côn trùng, sâu bọ tấn công, giúp cho cây hoa thêm chắc khỏe. Đồng thời, việc tưới nước chăm sóc hoa trong nhà kính cũng sẽ giúp lượng nước không bị thất thoát, bốc hơi nước như ở ngoài trời, qua đó giúp tiết kiệm được lượng nước nhất định”, anh Luân cho biết.

Vườn hoa trong nhà kính của 2 anh em không chỉ lắp đặt toàn bộ hệ thống tưới tiết kiệm phun sương trên ngọn mà còn cài đặt công nghệ thắp sáng với hệ thống các bóng đèn led tiết kiệm điện và đồng hồ hẹn giờ theo công nghệ của Nhật. Với công nghệ thắp sáng được áp dụng tránh trường hợp thiếu sáng của cây, cây trưởng thành sẽ không nở sớm.

Hiện giá bán trên thị trường là từ hơn 2.500 đồng/cây cúc trở lên, với diện tích hơn 2 sào trồng trong nhà màng, mỗi năm anh Luân thu được 300 – 400 triệu đồng/sào. Trồng hoa cúc đem lợi nhuận cao gấp 3-4 lần cây hồ tiêu trước kia.

Thị trường tiêu thụ hoa hiện nay rất lớn, số lượng hoa xuất bán cả trong và ngoài tỉnh như Sài Gòn, Huế, Kon Tum,… Vì thế, ngoài hoa ở vườn của mình, anh Luân và Tùng còn nhập hoa từ Đà Lạt mới đủ hàng.

Trong thời gian tới, anh Luân dự định đầu tư làm nhà màng trên toàn bộ 1,1 ha đất của gia đình để vừa sản xuất hoa, vừa ươm giống. Bởi lẽ, việc trồng hoa ngoài trời khó chăm sóc, hiệu quả không cao bằng trong nhà màng.

Anh Luân cũng cho biết thêm, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, liên kết, hỗ trợ kỹ thuật, giống và bao tiêu sản phẩm khi người dân có nhu cầu chuyển đổi cây trồng sang trồng cúc, góp phần giúp người dân trong thôn, xã thoát nghèo.

Chuyển từ trồng tiêu sang trồng hoa cúc, thanh niên Gia Lai thu lãi trăm triệu
Trồng hoa cúc công nghệ cao cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với hồ tiêu

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, đây là mô hình trồng cây trong nhà kính điển hình của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Với những kết quả thực tế từ mô hình trồng hoa của anh Luân và anh Tùng, trong thời gian tới, huyện sẽ nghiên cứu triển khai kế hoạch để xây dựng mô hình theo hướng này rộng rãi đến người dân trong vùng”, ông Nguyễn Văn Hợp nói.

Vũ Lê

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động