Hà Giang: Cựu chiến binh thu lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình VAC
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ hai, 24/07/2023 - 11:22
Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh |
Từ những năm 2014, sau khi xuất ngũ, bà Lê Thị Đoán đã cùng gia đình miệt mài khai phá vùng đồi rộng gần 4ha để phát triển kinh tế. Sau nhiều năm khai phá kết hợp trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, mô hình VAC của gia đình bà Đoán dần được hình thành và phát huy hiệu quả kinh tế cao.
![]() |
Bà Đoán bên vườn bưởi Diễn của gia đình |
Trên khu đất khai phá, gia đình bà Đoán trồng gần 2,5ha cam sành và 0,5ha bưởi Diễn. Từ cam sành và bưởi Diễn, mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình trên 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (phân bón, công thuê lao động) còn lãi khoảng 650 triệu đồng.
Do trang trại có nguồn đất rộng và nguồn nước suối chảy quanh năm, bà Đoán đã cùng gia đình thuê máy xúc đào được trên 2.500m2 mặt nước để nuôi cá. Tại diện tích mặt nước, bà Đoán chia thành 3 ao nuôi cá và được ngăn với nhau bằng đường bê tông kiên cố; giữa các ao còn được luân chuyển nguồn nước với nhau bằng hệ thống cống có thể đóng hoặc mở khi cần thiết.
Các loại cá được gia đình nuôi có giá trị kinh tế cao và tận dụng hết các tầng nước như cá chép, cá trôi Ấn Độ, trắm cỏ, cá mè… Thức ăn của cá là các loại cây, cỏ trong trang trại và thức ăn do gia đình chế biến từ ngô, cám gạo, giun quế, ốc bươu vàng… tất cả được xay nhuyễn và tạo viên nhỏ để cho cá ăn.
Trong nuôi cá, bà Đoán thực hiện phương châm “đánh tỉa thả bù”, tức là khai thác loại cá nào thì thả bù con giống của loài cá đó. Do phương pháp chăn nuôi quy trình hợp lý nên các loại cá đều có chất lượng tốt và bán được giá cao. Từ nuôi cá mỗi năm cũng mang về cho gia đình bà Đoán khoảng 150 triệu đồng, trừ các chi phí đầu tư còn lãi khoảng 110 triệu đồng.
Bên cạnh đó, gia đình bà Đoán còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tạo nguồn phân hữu cơ cho vườn cam và bưởi Diễn. Do trang trại có đất rộng, bà Đoán phát triển nuôi gà thả vườn; mỗi năm xuất bán được khoảng 2.500kg gà thịt, thu về 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 170 triệu đồng.
Ngoài chăn nuôi gà, gia đình bà Đoán còn phát triển chăn nuôi lợn, nuôi bò thịt và bò cái sinh sản. Từ chăn nuôi lợn và bò thịt, mỗi năm cũng mang về cho gia đình khoảng 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 90 triệu đồng.
Bà Đoán tâm sự: Phát triển kinh tế theo mô hình VAC mang lại nhiều lợi ích về kinh tế do hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Có thể tận dụng các loại cá nhỏ, tôm, cua trong ao để làm thức ăn bổ sung nguồn đạm cho lợn, gà. Bên cạnh đó, phân của các loại gia súc, gia cầm là nguồn phân bón hữu cơ cho cam và bưởi Diễn, giúp gia đình hạn chế đầu tư phân vô cơ, góp phần cải tạo đất vườn. Trong những năm qua, mỗi năm thu nhập từ trang trại của gia đình đạt trên 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Vũ Quang Liên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Vị Xuyên cho biết: Cựu chiến binh Lê Thị Đoán là một tấm gương điển hình của huyện trong phát triển kinh tế cho thu nhập cao và ổn định trong nhiều năm qua. Hội viên Hội Cựu chiến binh Vị Xuyên luôn lấy tấm gương làm kinh tế giỏi của bà Đoán để học tập và noi theo. Ngoài làm kinh tế giỏi, bà Đoán còn là một cựu chiến binh gương mẫu đi đầu trong các phong trào do Hội Cựu chiến binh huyện phát động.
Từ những thành tích đạt được, gia đình bà Lê Thị Đoán đã được UBND và Hội Cựu chiến binh huyện Vị Xuyên biểu dương khen ngợi và tặng nhiều Giấy khen. Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế VAC của gia đình bà Đoán còn là điểm tham quan, học tập của các đoàn nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… trong và ngoài tỉnh Hà Giang trong những năm qua.
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
