Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ tư, 15/03/2023 - 14:53
Nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng Đại sứ quán New Zealand tài trợ 800 triệu đồng cho dự án “Giao hưởng rừng xanh” |
Được Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy dẫn tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của hộ gia đình trẻ Sùng A Khày tại xã Khao Mang mới thấy được quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của chàng thanh niên dân tộc Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
![]() |
Sùng A Khày (bên trái) cùng bố vợ chăm sóc tổ ong |
Đang học lớp 2 thì bố mất, Sùng A Khày bươn trải mưu sinh giữa núi rừng Mù Cang Chải. Trong một lần được Đoàn xã Khao Mang cho đi tham quan học tập mô hình nuôi ong rừng lấy mật, chàng trai người Mông sinh năm 1988 trở về bản Háng Cháng Lừ và ấp ủ quyết tâm học cách nuôi ong kiếm tiền thoát nghèo.
Bắt đầu từ việc mua ong chúa giống nuôi thử nghiệm trong khu rừng xa trên núi Háng Cháng Lừ ở xã Khao Mang; sau vài mùa, đàn ong phát triển nhanh, chất lượng mật khá tốt lại bán được giá. Vì thế, vài năm gần đây, Sùng A Khày cùng với bố vợ tập trung nhân rộng thêm nhiều tổ ong. Đến nay, gia đình anh đã có 60 tổ ong rừng. Anh cho biết, mỗi năm gia đình thu hoạch 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 tháng. Tính trung bình, mỗi tổ ong thu được 4 kg sáp lẫn mật ong. Như vậy với 60 tổ ong, tổng cộng mỗi năm tổng thu khoảng trên 70 kg sáp lẫn mật ong. Với giá trung bình hiện nay là 120.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập trên 80 triệu đồng mỗi năm.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong lấy mật, Sùng A Khày cho biết, nuôi ong rừng tự nhiên không mất nhiều vốn đầu tư, công chăm sóc đơn giản mà lại có thu nhập cao, chỉ cần chuẩn bị tổ vào đầu mùa xuân hằng năm để dụ ong về và chờ thu hoạch mật. Quan trọng là người nuôi ong phải kiên nhẫn, dành nhiều thời gian và có sự đam mê.
Theo Bí thư Chi bộ bản Háng Cháng Lừ Mùa A Mình, ong rừng không được thuần hóa mang về nhà nuôi, mà sẽ vào các khu vực rừng già lâu năm, khu rừng tự nhiên có thảm thực vật đa dạng, khu vực gần các khe suối để khoét hầm trên vách đá hoặc đục gốc cây mục để dụ ong về làm tổ. Tổ ong rừng tạo trong hầm vách đá hoặc làm bằng thùng gỗ; khi thu hoạch thu cả mật và sáp ong về bán. Mật ong rừng tự nhiên bổ dưỡng, thơm ngon nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải Đào Thị Thu Thủy cho biết, mô hình nuôi ong rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tình trạng người dân khai thác rừng, phá rừng làm nương. Để mô hình phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, huyện đã hướng dẫn các hộ dân nuôi ong liên kết thành lập các tổ, nhóm liên kết, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận mật ong rừng đạt sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần thúc đẩy nghề nuôi ong rừng phát triển.
Với lợi thế của núi rừng và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, hy vọng nghề nuôi ong rừng lấy mật ở Mù Cang Chải sẽ từng bước phát triển, giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản vùng cao thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu trên đất rừng quê hương.
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
