Mục tiêu 6 tỷ USD xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: Vướng ở đâu?

Ngành thủ công mỹ nghệ đạt mục tiêu xuất khẩu đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD. Tuy nhiên, đang có những thách thức không hề nhỏ để có thể đạt mục tiêu này.
Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP năm 2023 Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Nghẽn ở khâu nguyên liệu

Chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 30/6, tại Hà Nội, ông Lê Bá Ngọc - Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) cho biết, hiện các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các nghệ nhân đan lát thường tập trung thành một nhóm phân chia công việc, người chuốt nan, người đan gùi
Các nghệ nhân đan lát thường tập trung thành một nhóm phân chia công việc, người chuốt nan, người đan gùi

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2022 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỷ USD (2015) lên đến gần 3 tỷ USD (2021) và giảm xuống đáng khoảng 2,4 tỷ USD (năm 2022) do tác động của dịch bệnh, các diễn biến địa chính trị đã làm giảm xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam… Xu hướng suy giảm xuất khẩu tiếp tục kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2023.

Để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững và đạt mức kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD đến năm 2030 (theo Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ), bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, hợp chuẩn sản xuất, xúc tiến thương mại… thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề đầu tiên mang tính quyết định.

Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu cho các nhóm ngành thủ công gần đây đang có rất nhiều bất cập, thách thức và tiềm ẩn nguy cơ lớn để đạt được mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Về vấn đề này, theo ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mặc dù nguồn nguyên liệu của các làng nghề và ngành nghề nông thôn chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của ngành, tuy nhiên, hiện đang có quá nhiều vướng mắc, bất cập trong việc tạo các vùng nguyên liệu tập trung và đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm.

“Nhu cầu sử dụng song mây hàng năm của nước ta vào khoảng 80.000 tấn với sản lượng khoảng 3,5 tấn/ha thì cần diện tích 23.000 ha. Nguồn nguyên liệu song, mây chủ yếu là khai thác tự nhiên và trở nên rất khan hiếm do việc khai thác quá mức, thiếu sự quản lý”, ông Lê Đức Thịnh dẫn chứng.

Bên cạnh đó, việc chưa hình thành được các vùng trồng tập trung, quy mô lớn dẫn đến tình trạng nguồn cung nguyên liệu thiếu tính ổn định. Mặt khác, các quốc gia có nhiều nguyên liệu song, mây trên thế giới như: Indonesia, Lào… cũng cấm xuất khẩu nguyên liệu thô nên các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Hiện nay, đối với nguyên liệu nghề đan lát diện tích để sản xuất còn thiếu rất nhiều và thường xuyên biến động theo giá nguyên liệu; công nghệ sơ chế, chế biến và bảo quản còn lạc hậu dẫn đến chất lượng nguyên liệu thành phẩm không cao...

Cục trưởng Lê Đức Thịnh nêu rõ, hiện các địa phương chưa có các quy hoạch hay chương trình phát triển lâu dài để phát triển vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn phục vụ cho doanh nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn sản xuất, kinh doanh.

Đáng nói là, chưa có nhiều sự liên kết trong sản xuất ở các vùng nguyên liệu theo xu hướng hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết giữa người dân với doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm. Đa phần diện tích, số lượng sản phẩm các nguyên liệu chưa được cấp chứng chỉ bền vững hoặc mã số vùng trồng để đáp ựng được các tiêu chí phục vụ xuất khẩu.

Phải xây dựng được chuỗi liên kết

Nhấn mạnh vai trò của vùng nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần kết hợp vùng nguyên liệu nhỏ ở làng nghề, song song với quy hoạch vùng nguyên liệu lớn. Muốn phát triển vùng nguyên liệu chỉ còn cách duy nhất là liên kết các hợp tác xã, các doanh nghiệp, với quan điểm của Bộ, phải xây dựng được chuỗi liên kết.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị

Về phía các địa phương cần tiến hành rà soát quy hoạch đất đai của địa phương để xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến như: vùng miền núi trồng tre, nứa, song, mây...; vùng ven biển thì trồng cói, cỏ nặn tượng...; vùng trung du trồng cây gai xanh, dâu, chuối... Tổ chức lại sản xuất ở các vùng nguyên liệu theo xu hướng liên kết giữa các người dân để hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và liện giữa người dân với doanh nghiệp.

Đồng thời, cần có chính sách để thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung được cấp chứng chỉ bền vững… “Chính các làng nghề và vùng nguyên liệu sẽ là nơi giữ chân người lao động ở nông thôn, không ồ ạt tràn ra thành thị và góp phần phát triển cuộc sống tốt hơn cho người dân, cũng như phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương… Muốn phát triển các làng nghề và hướng tới xuất khẩu thì phải chủ động được vùng nguyên liệu”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra, ông Lê Bá Ngọc cũng cho rằng, cần ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu dựa trên lợi thế cạnh tranh của mỗi vùng, miền và có truy xuất nguồn gốc. Nâng cao chất lượng nguyên liệu. Đa dạng hóa các hình thức chủ sở hữu vùng nguyên liệu, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại các làng nghề tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

Đầu tư chiều sâu vào khoa học kỹ thuật, đầu tư sâu vào công nghệ chế biến để tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu chế biến và nâng cao năng suất chế biến nguyên liệu, tăng tỷ lệ thu hồi đồng thời định hướng phát triển các vùng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ, các làng nghề với các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển thiết kế như một bước đột phá để nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu và nâng cao giá trị các sản phẩm làng nghề của Việt Nam. Đồng thời, cần đào tạo và phát triển nguồn nhân sự cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của các làng nghề.

Nguyễn Hạnh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động