Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Hưởng ứng phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Lâm Đồng dẫn đầu các tỉnh Tây Nguyên về xây dựng nông thôn mới Doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp 20.408 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, Hội phụ nữ xã Bản Cái đã và đang có những việc làm thiết thực, hiệu quả, trở thành điểm sáng ở vùng cao Bắc Hà.

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Khởi sắc nông thôn mới vùng cao Bản Cái

Về thăm vùng cao Bản Cái - xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao thuộc diện đặc biệt khó khăn, xa xôi nhất, nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà hơn 50 km những ngày này chứng kiến những đổi mới to lớn đang diễn ra, nổi bật chính là diện mạo nông thôn mới với những thôn, bản trù phú bên dòng sông Chảy thơ mộng, với những ngôi nhà xây cao tầng, nhà cấp 4 mọc lên khang trang, với những đồi quế, vườn quế xanh ngát, tỏa hương thơm nồng… thể hiện sự no ấm đang hiện hữu trên mảnh đất vùng cao này. Trong đó, có đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ Mông, Dao thông qua những việc làm thiết thực, cụ thể từ phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Góp sức xây dựng nông thôn mới khởi sắc

Bản Cái là một xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuần nông của huyện Bắc Hà (Lào Cai), chiếm đến 95% số hộ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Ở đây, đất được ví như "vàng", là "cần câu" để người dân sinh sống, giảm nghèo nghèo, làm giàu. Thế nhưng, khi Đảng ủy, UBND xã có chủ trương làm đường mới, mở rộng đường giao thông nông thôn, người dân trong xã, nhất là hộ gia đình phụ nữ làm chủ có hoàn cảnh còn khó khăn, song vẫn sẵn lòng hiến đất trồng quế khi được Hội Phụ nữ vận động.

Chị Lô Thị Khương - Chủ tịch Hội phụ nữ xã tự hào - cho biết: Tháng 12/2022 và bước sang năm mới 2023, xã Bản Cái thi công 2 tuyến đường nông thôn mới gồm: Đường Làng Mò - Khu sản xuất và đường Nậm Hành - Ma Sín Chải. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hội Phụ nữ xã đã tuyên truyền, vận động thu hút gia đình hội viên phụ nữ có đất và quế ở hai tuyến đường này đã tự nguyện hiến để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Tiêu biểu trong phong trào hiến đất làm đường nông thôn mới có các chị Ma Thị Dâu, chi hội thôn Ma Sín Chải đã hiến tặng 11.300 m2 đất và cây quế, ước tính khoảng hơn 80 triệu đồng, chị Hoàng Thị Mùi, chi hội thôn Làng Quỳ, hiến tặng 3.000 m2 đất và quế, ước tính khoảng 30 triệu đồng, ngoài ra còn có các hội viên Ma Thị Tớ hiến tặng 1.200m2, Tráng Thị Plau 1.200 m2, Giàng Thị Tớ 1.500 m2, chị Ma Thị Ví 1.000 m2 ….

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Chị Ma Thị Dâu, hội viên chi hội phụ nữ thôn Ma Sín Chải, xã Bản Cái-Bắc Hà là tấm gương sáng tiêu biểu hiến đất trồng quế mở đường giao thông vì lợi ích cộng đồng

Tới thăm gia đình hội viên Ma Thị Dâu, chi hội thôn Ma Sín Chải là hộ hiến đất và quế nhiều nhất xã thực sự khâm phục hành động đẹp của chị. Thôn Ma Sín Chải ở tận lưng chừng đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, người mông trong thôn chủ yếu trồng ngô, lúa nương và đặc biệt trồng nhiều cây quế. Chị Dâu chia sẻ: "trồng quế nhiều song vận chuyển đi bán hết sức vất vả, khó khăn, tư thương đến tận nơi mua thì bán giá thấp hơn, trẻ con đi học cũng khó, nhà mình và bà con đi lại, ra xã, đi chợ búa khó, đi đến đồi quế cũng cực nhọc nên khi Nhà nước quan tâm hỗ trợ làm đường, Hội Phụ nữ xã bảo mình cũng hiểu lợi ích của mở đường nên bàn với chồng con, gia đình đồng ý hiến đất trồng quế để tương lai tốt đẹp hơn, đi lại thuận tiện hơn, con cháu đỡ khổ".

Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã Bản Cái đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Lào Cai chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững’’; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hội đã duy trì hoạt động 5 câu lạc bộ “Nhà sạch vườn đẹp” tại 5 chi hội.

Năm 2022 đã cắm biển 06 hộ gia đình đạt các tiêu chí nhà sạch vườn đẹp. Duy trì 50 m tuyến đường hoa phụ nữ sắc mới tại thôn Làng Tát. Trồng hoa cây xanh xung quanh 5/5 nhà văn hoá thôn. Tổ chức được 5 buổi tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm tại 5 chi hội tổng số hội viên tham gia là 266 hội viên. Đầu năm 2023, hưởng ứng phong trào “ Mỗi phụ nữ một cây xanh, mỗi cơ sở Hội một công trình xanh”; Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong xã và nhân dân hai thôn Làng Quỳ và Làng Tát trồng 400 cây hoa Mai Anh Đào với chiều dài 3 km. 5/5 chi hội tổ chức ra quân tổng vệ sinh quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, chỉnh trang nhà cửa.

Tích cực giúp nhau phát triển kinh tế

Hội Phụ nữ xã Bản Cái hiện có 271 hội viên, sinh hoạt ở 5 chi hội. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã chú trọng phát động và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt là thực hiện Đề án 939 Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” gắn với việc thực hiện khâu đột phá của Hội về “Vận động phụ nữ phát triển kinh tế, mạnh dạn khởi nghiệp, thực hiện sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả”, chị Lô Thị Khương - Chủ tịch Hội phụ nữ xã - cho biết: Các hội viên thường xuyên giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình bằng hình thức giúp, đổi ngày công lao động, trao đổi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá...

Năm 2022, các hội viên phụ nữ chi hội thôn Ma Sín Chải đã giúp 55 ngày công, con giống, tiền mặt. Giúp Hội viên Lý Thị Minh chi hội Ma Sín Chải được 48 ngày công phát cỏ, bóc quế do hội viên bị ốm không có người làm. Chi hội Làng Quỳ giúp hội viên Hoàng Thị Lìu được 40 ngày công do gia đình chị gặp hoàn cảnh khó khăn. Các hội viên phụ nữ giúp nhau bằng ngày công gặt lúa cho kịp thời vụ được 150 ngày công tại các thôn Ma Sín Chải, Làng Quỳ, Làng Tát... Đặc biệt, Hội Phụ nữ đã giúp đỡ 02 hội viên nghèo thoát nghèo cuối năm 2022.

Nổi bật trong phong trào khi phụ nữ Mông, Dao vùng cao Bản Cái đã tích cực tham gia và trở thành thành viên nòng cốt tổ hợp tác liên kết sản xuất quế hữu cơ được triển khai từ năm 2018 khi trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với công ty TNHH hương gia vị Sơn Hà triển khai dự án trồng quế hữu cơ trên địa bàn xã Bản Cái. Nhờ đó đến nay toàn xã có xây dựng được vùng quế hữu cơ với diện tích 339,5 ha, với 118 hộ gia đình hội viên phụ nữ ở 3/5 thôn của xã tham gia. Trong đó cuối năm 2022 đã thành lập mới 01 mô hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất quế hũu cơ xã Bản Cái với 13 thành viên.

Nhờ đó số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm qua các năm. Trên địa bàn xã đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển cây quế, sắn gắn với dịch vụ nông nghiệp.

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc
Chị Triệu Thị Viện, thôn Làng Tát vươn lên khá giả từ trồng và mở đại lý thu mua quế cho bà con nông dân địa phương
Chị Triệu Thị Viện, dân tộc Dao đỏ, hội viên phụ nữ chi hội Làng Tát là hội viên điển hình tiêu biểu trong phong trào. Trước đây cũng như nhiều hộ phụ nữ làm chủ trong thôn, xã đời sống khó khăn, chị cho biết 6 năm qua, gia đình đã tập trung trồng 3 ha quế, kết hợp mở đại lý thu mua quế cho bà con, nhờ đó kinh tế gia đình khá giả, xây dựng được nhà ở mới khang trang.

Ở Bản Cái cây quế mới đem lại thu nhập cao mấy năm gần đây và người dân chủ yếu thu hoạch nhiều vào vụ tháng 3, 4 dương lịch hàng năm và cũng là lúc hay được giá cao nhất. Gia đình thu mua các loại quế, vỏ quế tươi, khô, quế sáo, quế ống điếu... sau đó bán cho các công ty trong tỉnh và Yên Bái thu mua xuất khẩu sang châu Âu, Đài Loan, Ấn Độ.

Chi hội phụ nữ thôn Làng Quỳ là điển hình tiêu biểu đi đầu trong phong trào phát triển quế hữu cơ của xã Bản Cái. Chị Hoàng Thị Mấy, nguyên chi hội trưởng phụ nữ, hiện là tổ trưởng tổ phụ nữ liên kết sản xuất quế hũu cơ thôn Làng Quỳ cho biết Tổ có 34 thành viên, các hộ thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc quế. Đồng thời liên kết thu mua và sơ chế sản phẩm quế để cung cấp ra thị trường với mức giá cao nhất cho các thành viên, nhờ đó giá trị sản phẩm ngày càng được nâng lên, thu nhập của hộ thành viên cao hơn so với trước đây.

Thôn hiện có 108 hộ người Dao đỏ, có gần 700 ha quế, trong đó có 34 hộ gia đình hội viên phụ nữ trồng quế hữu cơ được công nhận, ngay khi triển khai dự án này đã có nhiều hộ hưởng ứng thực hiện hiệu quả và hiện nay đã có thêm nhiều hộ đăng ký thực hiện chờ được công nhận. Nhờ trồng quế hữu cơ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm nghèo, nâng cao đời sống gia đình hội viên phụ nữ trong thôn, có điều kiện đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Nhiều hộ phụ nữ Dao đỏ thôn Làng Quỳ - Bản Cái đổi đời ấm no từ trồng quế, gieo ươm bầu quế giống

Hiện có hơn 60% số hộ trong thôn xây nhà mái bằng, cao tầng và biệt thự vườn, 80% số nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn bộ xây dựng, 80% số hộ có nhà tiêu được xây khang trang bảo đảm tiêu chí xây dựng nông thôn mới... Kết thúc năm 2022, thôn Làng quỳ có thêm 12 hộ gia đình hội viên phụ nữ trồng quế hữu cơ thoát nghèo, hiện thôn chỉ còn 56/108 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo, 20% số hộ giàu, còn lại gần 305 số hộ trung bình, khá.

Chị Hoàng Thị Khé, dân tộc Dao, hội viên phụ nữ chi hội Làng Quỳ trước đây cũng như nhiều hộ phụ nữ làm chủ trong thôn, xã đời sống khó khăn, chị Khé cho biết nhờ được tham gia các buổi tuyên truyền và lớp tập huấn do huyện, xã, hội phụ nữ tổ chức đã tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất. Gia đình đã tập trung trồng 5ha quế hữu cơ kết hợp mở đại lý bán hàng tạp hóa, cung ứng vật tư nông nghiệp... Mỗi năm cho thu nhập từ 250 triệu – 300 triệu đồng.

Từ những việc làm cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội phụ nữ xã Bản Cái không chỉ giúp chị em hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số Mông, Dao thay đổi tư duy, cách làm mà còn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi hội viên trong sản xuất, kinh doanh, giúp hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường xanh, góp phần giảm nghèo bền vững chung sức xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái ngày một đổi mới, ấm no./.

Tráng Xuân Cường

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động