UNWTO mở đăng ký cho giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất”
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ ba, 04/04/2023 - 16:45
UNWTO sẽ hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn Việt Nam UNWTO khuyến cáo khách du lịch hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch corona Giám đốc điều hành UNWTO: Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch |
Giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” được tổ chức nhằm nâng cao vai trò của du lịch trong việc bảo vệ các làng quê vùng nông thôn, bao gồm cảnh quan, hệ thống tri thức, sự đa dạng sinh học và văn hóa, các hoạt động địa phương (nông, lâm, chăn nuôi, thủy sản và ẩm thực).
Những ngôi làng được lựa chọn nhận giải cần có sự nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đồng thời có các hành động đổi mới, cam kết phát triển du lịch phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.
![]() |
Làng Thái Hải của Việt Nam |
Năm 2023, mỗi nước thành viên của UNWTO được đề cử 8 làng du lịch nhận danh hiệu “Làng Du lịch tốt nhất”. Theo đó, các ứng viên đăng ký được đánh giá bởi Ban cố vấn độc lập dựa trên các bộ tiêu chí: Tài nguyên văn hóa và thiên nhiên; phát huy và bảo tồn tài nguyên văn hóa; kinh tế bền vững; xã hội bền vững; môi trường bền vững; phát triển và liên kết chuỗi giá trị du lịch; quản trị và ưu tiên du lịch; cơ sở hạ tầng và kết nối; sức khỏe, an toàn và an ninh.
Tổng cục Du lịch đã có văn bản gửi các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin Truyền thông các tỉnh/thành phố nhằm phổ biến thông tin về việc Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thông báo mở đăng ký cho giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” lần thứ 3 tới các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, các Sở phổ biến thông tin và mời các làng du lịch trên địa bàn đăng ký tham gia giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” của UNWTO. Hồ sơ ứng cử bằng tiếng Anh (theo các biểu mẫu, yêu cầu cụ thể kèm theo) được gửi về Tổng cục Du lịch trước ngày 30/5/2023 để tổng hợp, lựa chọn 8 ứng viên phù hợp nhất tham gia.
Trước đó, Giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất" lần thứ 2 được tổ chức năm 2022 đã trao giải cho 32 làng từ 22 quốc gia trên thế giới, trong đó có làng Thái Hải (Thái Nguyên) của Việt Nam.
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
