Quảng Nam: Mở hội mùa Xuân trên Cổng trời Đông Giang
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ sáu, 10/03/2023 - 17:05
Cổng trời Đông Giang: Khu du lịch sinh thái có nhiều thác nước tự nhiên nhất Việt Nam Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi |
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch miền núi, giúp kết nối các điểm đến, mở rộng không gian phát triển du lịch từ vùng đông sang phía tây tỉnh Quảng Nam, ngày 10/3, Tập đoàn FVG tổ chức Lễ hội mùa Xuân Cổng trời Đông Giang tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Đây là hoạt động giúp du khách có thể trải nghiệm chân thực về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, các dịch vụ du lịch và ẩm thực đặc trưng của đồng bào vùng cao.
Phát biểu tại lễ hội, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngành du lịch Quảng Nam đang có sự hồi phục mạnh mẽ. Lễ hội mùa Xuân Cổng trời Đông Giang được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp tại địa bàn huyện Đông Giang hứa hẹn sẽ góp phần kích cầu du lịch, hồi sinh du lịch miền núi trong thời gian tới.
![]() |
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại lễ hội |
“Chủ đầu tư cần có kế hoạch bài bản, thi công đúng tiến độ để khu du lịch ngày càng phát triển hơn nữa. Các sở, ban ngành địa phương cần hỗ trợ các thủ tục để chủ đầu tư hoàn thành đúng kế hoạch đề ra”, ông Bửu đề nghị và mong muốn các địa phương, đặc biệt là các huyện miền núi cần tích cực thu hút các nhà đầu tư để có thể phát huy hết tiềm năng phát triển du lịch vùng tây tỉnh Quảng Nam.
Đại diện Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang cho biết, với sự chuẩn bị chu đáo, đơn vị kỳ vọng mang đến một sự kiện văn hóa - du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng, nơi du khách có thể tận hưởng trải nghiệm các tiêu chí: du lịch sinh thái, tâm linh, nghỉ dưỡng và văn hóa bản địa.
“Trong thời gian tới, khu du lịch sẽ tiếp tục đầu tư nhiều sản phẩm và tổ chức nhiều chương trình lễ hội gắn liền với văn hóa bản địa. Vào năm 2023, khu du lịch sẽ hoàn thiện phân khu 3 và tiếp tục đưa nhiều hạng mục vui chơi giải trí đồng bộ với các chức năng thương mại - dịch vụ - nghỉ dưỡng vào hoạt động như: ga cáp treo, hệ thống sân khấu múa rối nước, nhà trưng bày chủ đề Cơ Tu…”, đại diện khu du lịch thông tin.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh chiêng khai mạc Lễ hội mùa Xuân |
Đặc biệt, lễ hội lần này miễn phí vé vào cổng cho đồng bào Cơ Tu sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với mong muốn người dân cũng sẽ có nhiều trải nghiệm, cùng tham gia vui hội, qua đó truyền niềm tự hào và cảm hứng cho đồng bào địa phương, quảng bá tinh thần hiếu khách, gần gũi; nét đẹp quê hương và văn hóa đặc sắc đến với du khách.
![]() |
Lễ hội miễn phí vé vào cổng cho đồng bào Cơ Tu sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam |
Lễ hội mùa Xuân Cổng trời Đông Giang sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10/3 đến ngày 12/3/2023) với 18 hoạt động chính bao gồm: các hoạt động trải nghiệm về văn hóa bản địa như múa Tung tung Da Dá, mừng lúa mới… các trò chơi dân gian cùng các hoạt động của đồng bào địa phương như đan lát, nấu bánh sừng trâu, thổ cẩm, tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương…
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
