Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin: Vai trò dẫn dắt của Nhà nước

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin Gia Lai: Tuyên truyền khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

Nhiều kết quả khả quan trong công tác giảm nghèo thông tin

Là một trong những tỉnh miền núi địa hình chia cắt, 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, có 2/8 huyện nghèo, 67/108 xã đặc biệt khó khăn, mục tiêu giảm nghèo bền vững nói chung giảm nghèo thông tin nói riêng của Bắc Kạn gặp những thách thức không nhỏ.

Nhằm triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin, đầu năm 2023 UBDN tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án “Giảm nghèo thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Đến nay, kế hoạch được triển khai với kết quả đạt được ban đầu khá khả quan góp sức vào thành quả công cuộc giảm nghèo của Bắc Kạn.

Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh giảm từ 27,37% xuống còn 24,71%.

Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản đã giảm đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ hộ dân thiếu hụt sử dụng dịch vụ viễn thông còn 27,76%, thiếu hụt về phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin còn 7,8%.

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn
Bắc Kạn thực hiện nhiều hoạt động cung cấp thông tin thị trường, hàng hóa giúp bà con nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đúng thời điểm

Riêng trong lĩnh vực thông tin về hàng hoá, thị trường, Bắc Kạn đã đạt những thành tích đáng ghi nhận. Ông Đinh Lâm Sáng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn cho hay, Bắc Kạn đã hỗ trợ bằng đa dạng các phương thức nhằm giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp cận với thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

Theo phương thức truyền thống, Sở Công Thương Bắc Kạn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, hội nghị kết nối cung cầu hàng năm … tại những thành phố lớn để tìm kiếm đối tác, kết nối đơn hàng.

Phương thức hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các sàn thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada…để quảng bá sản phẩm và bán hàng.

Địa phương cũng quan tâm thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức ở nước ngoài như Hy Lạp, Nhật Bản… nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, mở rộng đầu ta cho sản phẩm”, ông Đinh Lâm Sáng thông tin thêm.

Không chỉ Bắc Kạn, công tác giảm nghèo thông tin thông qua đa dạng các hình thức đã được ngành Công Thương các địa phương trên cả nước triển khai hiệu quả. Điều này được Bộ Công Thương quán triệt, chỉ đạo nhằm hưởng ứng thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ về công tác giảm nghèo và để “không ai bị để lại phía sau”.

Với nhiệm vụ và chức năng của mình, ở cấp Trung ương Bộ Công Thương đã thực hiện rất nhiều chương trình từ cung cấp thông tin đến tổ chức kết nối cung cầu, đưa hàng hóa về các miền của tổ quốc, đặc biệt là về vùng nông thôn, vùng khó khăn mới mật độ dày đặc và khá sớm.

Bà Trịnh Thị Thanh Thuỷ- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cho biết, ngay từ những năm 2008-2009, khi Phát động Cuộc Vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Bộ Công Thương đã xây dựng lên mạng lưới thông tin cung-cầu, giúp các doanh nghiệp tìm và sử dụng sản phẩm của nhau trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Cùng đó, hàng loạt các hoạt động thường niên về xúc tiến thương mại, xúc tiến thị trường, cung cấp hàng hóa về nông thôn được thực hiện.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã quy hoạch vùng sản xuất, vùng phân phối đến tận khu vực hải đảo, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển. Qua đó, tạo lập điều kiện sản xuất hàng hóa giúp bà con chuyển dịch từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Theo đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, các chương trình kết nối hàng hoá có tác động 2 chiều và khá toàn diện. Một mặt, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở vùng khó khăn, từ đó tạo việc làm, thu nhập cho bà con. Một mặt, cung cấp kênh tiêu thụ của bà con ra thị trường.

Mặc dù không phải đích của các hoạt động này là nhắm tới mục tiêu để giảm nghèo thông tin nhưng hoạt động đó kết nối cung - cầu để tạo thành thị trường hàng hoá rộng khắp, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa, hải đảo…”, bà Trịnh Thị Thanh Thuỷ đánh giá.

Còn đó những khó khăn

Những nỗ lực của các địa phương và Bộ Công Thương trong công tác cung cấp thông tin thị trường, hàng hoá được chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá là phong phú nhưng chưa bám sát, đặc biệt là tính cập nhật, tính định hướng chưa cao.

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cũng nhìn nhận điều này và chỉ rõ, thông tin có rất nhiều, phương thức cung cấp thông tin cũng rất đa dạng nhưng thu thập, cập nhật thông tin sát với diễn biến thực tế và nhu cầu của bà con thì lại là vấn đề lớn. Và việc chuyển hoá từ dữ liệu thông tin thành điều kiện sản xuất lại là một vấn đề lớn hơn nữa.

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn
Còn nhiều khó khăn trong công tác giảm nghèo thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa

Có thể hình dung, việc cung cấp thông tin cho bà con cần thực hiện theo 2 chuỗi xuôi và ngược. Chuỗi xuôi là cung cấp toàn bộ thông tin về thị trường, hàng hoá, thậm chí cả phương thức và địa điểm xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá để tiêu thụ sản phẩm. Chuỗi ngược là cung cấp thông tin đầu vào, tức là sản xuất

để hỗ trợ về con giống, vật tư trang thiết bị, cập nhật cả các cảnh báo về khí hậu, thiên tai giúp bà con thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh…

Một vấn đề nữa, hạ tầng viễn thông, điều kiện tiếp cận thông tin của bà con vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển rất khó khăn cũng tác động không nhỏ tới qua trình tiếp cận và tiếp thu thông tin được cung cấp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.

Cộng hưởng tất cả những khó khăn trên khiến công tác cung cấp thông tin đầu ra-đầu vào về thị trường, hàng hoá của Bộ Công Thương còn gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa đạt như mong muốn”, bà Trịnh Thị Thanh Thuỷ nói.

Từ thực tế khó khăn của địa phương, ông Đinh Lâm Sáng bày tỏ, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo nâng cao chất lượng hạ tầng Internet cho vùng sâu vùng xa, phân cho mỗi sở ngành hướng dẫn một số xã trên địa bàn tỉnh để thực hiện chuyển đổi số. Địa phương cũng thí điểm cung cấp thiết bị như điện thoại thông minh cho một số thành viên tại một số xã để nâng cao khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin, trong đó có thông tin thị trường, hàng hoá.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa đủ, Bắc Kạn cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để phát triển hạ tầng tiếp nhận và truyền tải thông tin, cụ thể là Internet và thiết bị truyền thông phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo thông tin.

Giảm nghèo thông tin là tiểu dự án thuộc 7 dự án thành phần nhằm thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng là tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực này.
Việt Anh - Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Giảm ghèo thông tin

Tin mới nhất

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Mobile VerionPhiên bản di động