Quảng Ninh: Đẩy mạnh cung cấp thông tin, tìm đầu ra cho nông sản miền núi

Quảng Ninh được coi là một trong những điểm sáng về tiêu thụ nông sản nhờ chú trọng cung cấp thông tin đến bà con.

Nông sản miền núi Quảng Ninh - Sức mạnh từ sản phẩm OCOP

Trong những năm qua, chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh được khẳng định là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm trong phát triển kinh tế vùng nông thôn và kinh tế đô thị. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, chương trình đã góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản và nâng cao thu nhập của người dân.

Bà Nguyễn Hoài Thương – Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh chia sẻ, Chương trình OCOP Quảng Ninh đã khẳng định hướng đi đúng đắn, sâu sắc, bài bản của tỉnh trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những thế mạnh địa phương. Thông qua việc thực hiện chương trình OCOP, bà con nông dân đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của toàn tỉnh trong mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm OCOP.

Quảng Ninh: Đẩy mạnh cung cấp thông tin, tìm đầu ra cho nông sản miền núi
Lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến việc tiêu thụ nông sản

Đặc biệt, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình từ tỉnh đến cơ sở được triển khai thực hiện đồng bộ quyết liệt, linh hoạt, bài bản; sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận...

Đến nay toàn tỉnh có tổng số 499 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 267 sản phẩm đạt tử 3-5 sao (trong đó 193 sản phẩm đạt 3 sao, 68 sản phẩm đạt 4 sao, 6 sản phẩm đạt 5 sao), với sự tham gia của 189 doanh nghiệp, HTX, có sở sản xuất. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh không chỉ được người dân trong tỉnh yêu thích, chọn mua mà còn được bán ở nhiều tỉnh thành trong nước và xuất khẩu.

Sự thành công của chương trình đã giúp người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các hộ sản xuất kinh doanh được thụ hưởng rất nhiều từ chính sách hỗ trợ và phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt với khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, như: Hỗ trợ bằng tiền với kinh phí xây dựng, cải tạo, mua sắm trang thiết bị, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí theo quy định, kinh phí mở trang website riêng quảng cáo bán hàng hoặc thông tin quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ chi phí vận chuyển, tham gia liên kết sản xuất đưa sản phẩm tham gia chương trình xúc tiến thương mại...;

Bên cạnh đó, bà con còn được hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vào các kênh tiêu thụ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi...); Kết nối với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, tìm kiếm thị trường xuất khẩu...

Bà con cũng được tập huấn kiến thức về sản xuất kinh doanh, an toàn thực phẩm, thương mại điện tử, văn minh thương mại... Từ đó nâng cao kiến thức cho người sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng sản lượng sản phẩm...

Sở Công Thương Quảng Ninh cũng thường xuyên cung cấp thông tin các chương trình xúc tiến thương mại trong, ngoài nước nhằm giúp các doanh nghiệp trong tỉnh quảng bá được hình ảnh cũng như đưa các sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật, trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài tỉnh; tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, đồng thời công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Chú trọng chất lượng sản phẩm

Để sản phẩm có đầu ra ổn định, bà Nguyễn Hoài Thương khuyến cáo, người dân phải thật sự quan tâm đến chất lượng, sản lượng và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó người nông dân phải xác định rất rõ việc định hướng sản xuất theo thị trường; nghĩa là sản xuất ra cái thị trường cần, theo nhu cầu của thị trường. Muốn như vậy thông tin về thị trường phải đầy đủ và chính xác, người sản xuất phải chủ động trong việc điều tra về thị trường.

Quảng Ninh: Đẩy mạnh cung cấp thông tin, tìm đầu ra cho nông sản miền núi
Việc quảng bá thường xuyên giúp đặc sản Quảng Ninh tìm được đầu ra ổn định

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh thường xuyên cập nhật và cung cấp các thông tin mới nhất về thị trường đến người dân, tổ chức sản xuất; đặc biệt với người dân khu vực miền núi, biên giới, hải đảo thông qua nhiều hình thức: Cung cấp thông tin về thị trường trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của sở Công Thương, qua các cơ quan truyền thông, báo đài, qua các văn bản thông tin tới từng địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, liên minh hợp tác xã, hội nông dân.

Phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật, trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài tỉnh; tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh... để các doanh nghiệp có nhu cầu tra cứu thông tin biết và lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của đơn vị để xây dựng/điều chỉnh kế hoạch phát triển của đơn vị.

Gắn tiêu thụ nông sản với du lịch

Quảng Ninh vốn có thế mạnh lớn về du lịch. Việc gắn kết giữa du lịch và xây dựng thương hiệu cũng như tiêu thụ nông sản đã được Quảng Ninh thực hiện thông qua việc xây dựng các điểm bán tại nhà hàng, khách sạn, điểm giới thiệu sản phẩm, tàu du lịch… Đồng thời phát triển các tuor du lịch đến tham quan, mua sắm tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh qua đó làm phong phú hơn một số địa điểm tham quan du lịch, xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch sinh thái, du lịch làng quê... gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Việc gắn kết giữa du lịch và xây dựng thương hiệu cũng như tiêu thụ nông sản đã được Quảng Ninh xác định là một trong những định hướng quan trọng để đạt được các mục tiêu về xây dựng và giới thiệu sản phẩm thương hiệu của tỉnh, kết nối tiêu thụ với các chương trình du lịch, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh như một món quà gửi đến khách du lịch khi đến Quảng Ninh và hướng tới xuất khẩu tại chỗ. Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên xây dựng và có dịch vụ du lịch là sản phẩm OCOP, đây là định hướng rất quan trọng để phát triển du lịch khu vực nông thôn, miền núi

Bà Nguyễn Hoài Thương chia sẻ, thời gian tới để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, bên cạnh việc tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế; Tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung hỗ trợ các các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh hoàn thiện quy trình sản xuất, quan tâm chế biến sâu, phát triển, hoàn thiện sản phầm và chuẩn hoá hồ sơ. Đảm bảo đủ điều kiện tiếp cận với các thị trường khó tính nhất.

Đồng thời, tăng cường công tác cung cấp thông tin, thị trường, các chính sách, cơ chế về xuất nhập khẩu... giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, khách hàng, đẩy mạnh xuất khẩu. Thường xuyên nắm bắt thông tin và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thương mại biên giới, hoạt động xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, cho cộng đồng thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị tập huấn, ấn phẩm, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền. Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh phân phối sản phẩm, hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

Bảo Ngọc

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động